Hướng dẫn thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư khi mua bán bất động sản

Đất thổ cư là gì? Những vấn đề liên quan đến thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư khi mua bán bất động sản sẽ được muaban.net giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây. Với mong muốn an cư lạc nghiệp, bạn dự định mua một mảnh đất để xây nhà. Nhưng bạn đang cảm thấy rối rắm trước các quy định của pháp luật. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn nắm được thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư để giao dịch của bạn thật an toàn, hợp pháp. Hình 1. Hướng dẫn thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư khi mua bán bất động sản 1. Đất ...

Đất thổ cư là gì? Những vấn đề liên quan đến thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư khi mua bán bất động sản sẽ được muaban.net giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây.

Với mong muốn an cư lạc nghiệp, bạn dự định mua một mảnh đất để xây nhà. Nhưng bạn đang cảm thấy rối rắm trước các quy định của pháp luật. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn nắm được đất thổ cư để giao dịch của bạn thật an toàn, hợp pháp.

Hình 1.

1. Đất thổ cư là gì ?

Theo quy định của pháp luật, không có khái niệm hay định nghĩa nào về “đất thổ cư”. Vậy đất thổ cư thực chất là gì. Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất Đai năm 2013 cho biết, đất được chia làm hai loại chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Như vậy, “” là tên gọi truyền miệng của người dân để chỉ “đất phi nông nghiệp” nhằm phân biệt với “đất thổ canh”, vốn chỉ dành cho việc canh tác nông nghiệp.

Hình 2. Đất thổ cư chỉ là tên gọi truyền miệng của đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp gồm:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
  • Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
  • Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Thủ tục làm sổ đỏ đất thổ cư khi thực hiện giao dịch, mua bán bất động sản

Thẩm quyền giải quyết:

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Đối tượng thực hiện: Cá nhân, hộ gia đình.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Ký hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua;
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân.
  • Sau khi nhận hồ sơ và xét thấy đủ điều kiện sẽ công chứng hợp đồng mua bán cho các bên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường nơi có đất. Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng);
  • Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua (02 bộ có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân (02 bộ có chứng thực);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính);
  • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);
  • Tờ khai đăng ký thuế;
  • Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên Môi trường luân chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để ra thông báo thuế, Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện thủ tục sang tên.

Kể từ ngày 03/03/2017, thời gian thực hiện thủ tục là 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (điểm l khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017).

Bước 3: Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn đến bộ phận trả kết quả để nhận thông báo thuế. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bạn mang hóa đơn quay lại đây để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn.

Một số chi phí khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2017 gồm:

  • Chi phí công chứng hợp đồng chuyện nhượng quyền sử dụng đất;
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản (Khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP);
  • Lệ phí trước bạ sang tên quyền sử dụng đất (Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC).

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn nắm rõ các việc cần làm khi sang tên sổ đỏ để quá trình giao dịch bất động sản hợp pháp, an toàn, tối thiểu các rủi ro gây tốn kém tiền bạc và thời gian.

Ngọc Minh