Chuyển nhượng nhà đất – Những lưu ý cần phải nắm rõ

Hợp đồng mua bán nhà đất Khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng, đặc biệt đối với loại tài sản có giá trị lớn như nhà đất, thì cần phải cực kì cẩn trọng nhằm bảo vệ quyền lợi và tránh những trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Để quá trình chuyển nhượng nhà đất hoàn thành suôn sẻ, và không gặp phải bất kì một rắc rối nào thì cả hai bên mua và bán sẽ phải cực kì cẩn trọng nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất, tránh trường hợp ...
Hợp đồng mua bán nhà đất

Khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng, đặc biệt đối với loại tài sản có giá trị lớn như nhà đất, thì cần phải cực kì cẩn trọng nhằm bảo vệ quyền lợi và tránh những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Để quá trình chuyển nhượng nhà đất hoàn thành suôn sẻ, và không gặp phải bất kì một rắc rối nào thì cả hai bên mua và bán sẽ phải cực kì cẩn trọng nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất, tránh trường hợp rủi ro pháp lý phát sinh những tranh chấp, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của cả hai bên. Để tránh gặp phải những rắc rối này, cả hai bên cần phải chú ý những điều quan trọng sau:

1. Thời điểm quyền sử dụng đất của người mua có hiệu lực

Trên thực tế mọi người đều nghĩ rằng, sau khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng đất thì người mua có đầy đủ tất cả các quyền đối với những tài sản mà mình vừa mua được. Tuy nhiên điều này là không đúng.

Dù cho việc chuyển nhượng , có hợp đồng chuyển nhượng, có cả công chứng nhưng quyền sở hữu tài sản chưa có hiệu lực ngay đối với người mua. Thay vào đó, người mua phải nhanh chóng đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, và hiệu lực sử dụng đất, cũng như tài sản đối với người mua có hiệu lực từ ngay thời điểm này.

Hiệu lực sử dụng đất cũng như tài sản của người mua có hiệu lực từ thời điểm có giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nếu như chưa thực hiện chuyển quyền sở hữu về mình, thì người mua sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi bất cứ một lí do nào, từ khách quan cho đến chủ quan về nhiều phía. Vì vậy, phòng ngừa những rủi ro pháp lý luôn là ưu tiên hàng đầu đối với giao dịch loại tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất.

2. Những nội dung chính trong hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập và bảo vệ quyền lợi của đôi bên, cả người bán và người mua. Thông thường, đối với một mẫu giấy sang nhượng đất sẽ có những nội dung chính nhất định, và mỗi phần đều đóng một vai trò riêng của nó. Dưới đây là một số nội dung chính thường gặp, và đây cũng là những nội dung quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên sau này.

Số tiền đặt cọc

Số tiền này đảm bảo cho hợp đồng giữa hai bên được tiến hành theo đúng thỏa thuận, ngoài ra còn dùng để bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại trong trường hợp bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mức tiền đặt cọc thông thường nằm ở khoảng 10% giá trị thực tế của tài sản. Nếu như bên nào chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại sẽ nhận được số tiền đặt cọc này.

Số tiền đặt cọc dùng để bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại trong trường hợp bên kia đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Số tiền đặt cọc cho hợp đồng

Thuế và phí chuyển nhượng

Đối với , nếu như tài sản chuyển nhượng chỉ có 01 căn nhà thì không cần phải đóng, và nếu như có từ 02 căn nhà trở lên thì bắt buộc phải đóng thuế chuyển nhượng nhà đất.

Phí chuyển nhượng thường bao gồm lệ phí công chứng, lệ phí trước khi sang tên (0,5% tổng giá trị hợp đồng).

Đối với thuế và phí chuyển nhượng, cả hai bên bán và mua có thể thương lượng với nhau xem rằng bên nào sẽ đóng, sao cho thuận tiện và đều có lợi cho hai bên.

Phương thức thanh toán

Với vấn đề này thì bên mua và bên bán cũng có thể thương lượng, thỏa thuận với nhau để có được những điều kiện, thuận lợi tốt nhất cho cả hai bên. Có thể là nhận trực tiếp tiền mặt nếu như với số tiền hợp đồng vừa. Còn đối với một số tiền lớn thì nên nhờ đến bên thứ ba xác nhận và đảm bảo như Tòa án hoặc Ngân hàng Nhà nước. Về việc thanh toán cũng có thể trả trong một lần, hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuận.

3. Quy trình pháp lý chuyển nhượng nhà đất

– Làm hợp đồng đặt cọc

Khi hai bên đã thống nhất được ý kiến với nhau và xác định thực hiện chuyển nhượng nhà đất thì hai bên sẽ thực hiện hợp đồng đặt cọc này. Hợp đồng này hoàn toàn có giá trị pháp lý khi có chữ ký của hai bên, tuy nhiên muốn đảm bảo độ an toàn của giao dịch thì có thể mang hợp đồng đặt cọc này đến văn phòng công chứng. Điều này hoàn toàn mang tính tự nguyện và tùy thuộc vào mức độ tin tưởng lẫn nhau của cả hai bên.

– Làm hợp đồng chuyển nhượng nhà đất:

Hợp đồng chuyển nhượng này sẽ được thực hiện đúng như lịch hẹn được ghi rõ trong hợp đồng đặt cọc, và bắt buộc phải được công chứng.

Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

– Thực hiện nghĩa vụ thuế:

Các bên có nghĩa vụ phải thực hiện việc nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định.

– Làm thủ tục sang tên quyền sở hữu và thanh toán số tiền còn lại:

Hai quy trình này có thể trước hoặc sau tùy hợp đồng thỏa thuận, hoặc có thể thực hiện song song với nhau để đảm bảo an toàn. Và như đã nói ở trên, quyền sở hữu tài sản của người mua sẽ được thiết lập từ ngay lúc này.

Người bán đã nhận được tiền, và người mua cũng đã có quyền sở hữu đất, tài sản.

Hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Xong quy trình này hai bên đã hoàn thành hợp đồng , người bán đã nhận được tiền, và người mua cũng đã có quyền sở hữu đất, tài sản. Tuy nhiên, hãy cất giữ mẫu giấy hợp đồng chuyển nhượng này nhằm bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình nếu như không may sau này có xảy ra tranh chấp nào đó không mong muốn.

An Hải