Vậy đâu là cơ sở cho thấy phân khúc bất động sản cao cấp chưa lo ngại nguy cơ "vỡ trận"? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua những phân tích dưới đây.
Có cầu thì mới có cung
Không phải bỗng dưng BĐS cao cấp lại bùng nổ trong 2 năm trở lại đây. Đó là do nhu cầu sở hữu căn hộ cao cấp những năm gần đây tăng cao. Riêng năm 2015, theo Bộ Xây dựng có khoảng 38000 giao dịch thành công, phần lớn là nhà ở trung và cao cấp. Nghiên cứu của Jones Lang LaSalle Việt Nam cho thấy lượng căn hộ bán thành công trong 2015 và nửa đầu 2016 cao hơn tới 250% so với căn hộ được bán trong giai đoạn 2011-2014. Cũng theo Jones Lang LaSalle, thời điểm trước đây căn hộ cao cấp và sang trọng chỉ chiếm 10% căn hộ được bán ra thị trường thì con số này đã tăng lên 27% vào 2015 và 44% nửa đầu 2016.
|
Biểu đồ giao dịch bất động sản 2007 - nửa đầu 2016 |
Những con số thống kê từ Bộ Xây dựng cũng cho thấy lượng giao dịch BĐS thành công những năm qua rất khả quan. Năm 2015 BĐS có giao dịch cao kỷ lục, lên tới gần 40.000 giao dịch - cao nhất trong thập kỷ qua. Giao dịch BĐS 2015-2016 tăng gấp 3 lần so với 2012-2013.
Thị trường hấp thu tốt
Số liệu thống kê của một vài công ty nghiên cứu thị trường quốc tế có thâm niên như CBRE hay Savills cho thấy, bất động sản cao cấp tăng đều cả ở nguồn cung và lực cầu, khác hẳn so với giai đoạn trước đây.
Nghiên cứu mới nhất của CBRE và Savills đều cho thấy nguồn cung và cầu trên thị trường tiếp tục ổn định. Đặc biệt, tỷ lệ giao dịch thành công vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tại Hà Nội, quý 3 có 6.800 căn mở bán thì có tới 5.279 căn hộ đã được bán ra, tăng 52% so với quý trước. Lượng giao dịch đạt 7.500 căn, tăng 7% theo quý và 43% theo năm (theo Savills Việt Nam).
Theo dữ liệu từ CBRE Việt Nam, giai đoạn 2011-2012 thị trường rất khó khăn, căn hộ cao cấp tràn ngập thị trường, không có người mua, giá giảm sâu, có dự án cắt lỗ 30-40%. Số lượng giao dịch thành công chỉ khoảng 7000 – 8000 giao dịch mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay lượng căn hộ bán ra trên thị trường còn lớn hơn gấp 2-3 lần so với trước, đồng thời con số giao dịch thành công cũng cao kỷ lục gấp 3-4 lần.
|
Lý Nhã Kỳ đầu tư 100 tỷ để mua 20 căn hộ cao cấp tại TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ |
Theo ông Lê Hoàng Châu, với việc đưa ra các sản phẩm có vị trí, chất lượng và tiện ích tốt hơn nhiều kèm bài toán tài chính khá ưu việt nhờ kết nối vay lãi suất ưu đãi với ngân hàng, khá đông người mua nhà có thể “với lên” phân khúc cao hơn nguồn tiền thực tế.
Cũng theo nhiều chuyên gia bất động sản, người tiêu dùng hiện nay đã thật sự "bội thực" khi nghe cụm từ “cao cấp”. Trong khi đó, rất nhiều sản phẩm được gọi là cao cấp vẫn đang phục vụ phân khúc trung cấp. Thực chất, sẽ chỉ có một số nhà đầu tư chuyên nghiệp mới đưa được sản phẩm tới phân khúc này, con số này không nhiều trên thị trường Việt Nam hiện nay và khi các sản phẩm này tung ra thị trường, tính thanh khoản vẫn rất cao. Như vậy, mối lo "vỡ trận" thị trường cao cấp vẫn chưa có cơ sở.
Những lời cảnh báo về nguy cơ bội cung căn hộ cao cấp là rất cần thiết cho thị trường bất động sản hiện nay, nhưng hãy còn quá sớm để đưa ra một nhận định hay kết luận nào về nguy cơ của phân khúc bất động sản cao cấp. Những bước đi vững chắc của các nhà đầu tư sẽ đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định và vững bền trong tương lai.
Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
>>