Hiện nay, có nhiều gia đình đang ở nhà thuê muốn vay thêm tiền ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang còn phân vân giữa 2 phương án này. Vấn đề là nếu đi vay tiền để mua nhà, đương nhiên là sẽ chịu gánh nặng và áp lực về tài chính. Nhưng nếu không đi vay, thì biết đến bao giờ mới có thể an cư để lạc nghiệp?
Có lần ngồi đọc chung một tờ rơi quảng cáo, tôi nói với Long, trưởng phòng kinh doanh tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã có gia đình với 1 cháu bé kháu khỉnh: “Anh cứ ở thuê thế này à, hay anh vay tiền để mua căn hộ đi!”. Anh ấy ngần ngừ đáp: “Anh chỉ sợ không đủ tiền để trả lãi ngân hàng!”.
Long cho biết, trừ đi chi phí cho tất cả các khoản tiền ở trọ, tiền ăn uống, chi tiêu cho gia đình, 2 vợ chồng anh để dư ra được tầm 7-8 triệu đồng mỗi tháng. Có thể nói, đó là số dư không lớn, nhưng cũng chẳng phải là nhỏ. Dù vậy, thái độ “sợ mang nợ, ngại vay ngân hàng” của anh khiến mọi cơ hội đều trôi qua. Cứ thấy có dự án nào khoảng chừng 600 triệu - 800 triệu đồng/căn, tôi đều đưa đường link giới thiệu để cho anh chị tham khảo, kèm theo những lời tư vấn, nhưng anh đều chần chừ không dám quyết định cho dù chị nhà cũng xuôi lòng.
Có lần, tôi thấy vài người quen mua căn nhà ở Hoài Đức, khá xa nội thành Hà Nội, nhưng có sổ đỏ đàng hoàng để thế chấp vay ngân hàng, liền báo tin cho anh. Hỏi về giá tiền, cũng không cao lắm, 600 triệu đồng, mà đất nhà khá vuông vắn, 5x10, nhà 2 tầng. Hỏi đường đi kỹ lưỡng thì cách nơi anh chị làm việc chừng 15 km. Với quãng đường này thì cũng ok, nhưng vì nhà nằm trong đường ngõ làng vắng vẻ nên không phù hợp để anh chị đi làm về lúc đêm khuya. Nên lại tặc lưỡi cho qua: “Thôi, anh không thấy phù hợp”.
Sau 3 lần chuyển nhà trọ, mới đây, gia đình anh chị đã chuyển về ở một căn phòng tầng trong dãy nhà liên kế của khu dân cư mới ngay gần bệnh viện mà chị đang làm việc. Giá thuê là 4 triệu đồng/tháng. Tôi đã có lần nhẩm tính cùng Hải, nếu như mua căn hộ giá từ 600 - 800 triệu đồng, được vay trong khoản ưu đãi của gói 7,5%/ năm kéo dài 20 năm, thì trung bình cả vốn lẫn lãi, người mua sẽ phải trả chừng hơn 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trước khi được làm thủ tục vay, vẫn phải đóng đủ 30%. Số tiền hơn 150 triệu ban đầu, không phải đóng ngay lập tức, mà theo tiến độ xây dựng của dự án.
Nếu chưa đủ, có thể xoay xở mượn bạn bè, người thân, rồi trả lại dần dần. Tới khi căn hộ xây dựng xong, tầm 12 -14 tháng tiền cho thuê cũng đủ để trả vốn lẫn lãi cho ngân hàng, như vậy thì sẽ ổn định hơn. Đến thời điểm nào đó cần thiết, có thể bán đi vẫn có lãi. Hợp đồng mình đã vay, chuyển sang cho người mua mới cũng không khó khăn gì.
Dù được phân tích và bàn tính kỹ nhiều lần, thấy được mặt trái mặt phải của vấn đề, nhưng anh vẫn không thể đưa ra được quyết định vay tiền mua nhà. Nấn ná mãi, cho tới giờ, lương của 2 vợ chồng làm ra được bỏ vào trong ngân hàng, số dư lãi càng ngày càng ít đi, tiền chi phí sinh hoạt càng ngày càng nhiều lên, anh cũng thấy xót. Nhưng nghĩ đến 2 từ “đi vay”, thì anh lại thấy ớn! Vậy, đến bao giờ anh mới có nơi chốn ăn, ngủ của riêng mình?!
Khác với Long, một cô bạn đồng môn của tôi, tên Hà, đã ung dung sống tại căn hộ xinh đẹp tại bán đảo Linh Đàm. Trước đây, cô sống cùng gia đình nhà chồng, với tất cả sự phức tạp thường thấy của đại gia đình nhiều thế hệ. Sau 5 năm làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài, cộng với khoản bố mẹ cho, 2 vợ chồng cô đã tích lũy được vài trăm triệu đồng. Cô mua căn hộ đã có sổ hồng, và dùng chính sổ hồng đó để đi vay ngân hàng với thời hạn 10 năm. Mai cho biết số tiền cả gốc lẫn lãi cô phải trả ngân hàng là hơn 10 triệu đồng mỗi tháng do cô vay gói vay thương mại. Trong năm đầu, cô được hưởng ưu đãi lãi suất, trong khi thủ tục vay chỉ mất chưa đến 2 tuần làm việc. Cô bảo tôi: "Bây giờ vay vốn ngân hàng dễ hơn trước rồi, lãi suất cũng giảm đi nhiều so với thời 2010, thủ tục hồ sơ cũng không lằng nhằng nữa, chẳng phải chạy đi xin dấu má chính quyền địa phương nhiều."
Đã hơn 1 năm trôi qua, tiền gốc ban đầu cũng đã hạ xuống, may hơn nữa, tiền lãi cũng giảm đi do tiền gốc giảm nhiều, cuộc sống của vợ chồng Hà ổn định và tươm tất. Trước đây, phải ở cùng gia đình bên nội đông người, nhiều cái bất tiện, cũng tính ra ở thuê cho thoải mái, với giá tầm 5 triệu/tháng. Đến giờ, cô đã chuyển hẳn sang nơi ở mới, và việc về thăm gia đình bên nội được duy trì khi cả nhà được nghỉ học, nghỉ làm. Mối quan hệ gia đình cũng chẳng còn căng thẳng như trước.
Nói tóm lại, xét ở khía cạnh khách quan, đi vay nợ là chuyện bất đắc dĩ. Không có ai muốn mình ở tình trạng mắc nợ, luôn phải dành ra khoản thu nhập để trả tiền. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp, mà bạn đưa ra những quyết định cho phù hợp hoàn cảnh và trạng thái cá nhân. Đừng gắng theo người khác, để rồi “cố đấm ăn xôi”, nhưng bạn cũng đừng thủ thế quá, mà để chục năm sau cũng chưa có nhà để ở, trong khi đồng tiền thì ngày càng mất giá.
Quan trọng nhất vẫn là nhu cầu của bạn: bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để mua nhà hay chưa? Bạn thích lối sống như thế nào? Liệu có cơ hội nào tốt hơn để bỏ tiền vào không? Và cuối cùng là, một khi đã quyết định thì đừng hối hận!
Hoàng Tuấn Vpland.vn
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu