Kinh nghiệm mở quán cơm nhỏ cho người mới bắt đầu kinh doanh

Kinh nghiệm mở quán cơm nhỏ cho người mới bắt đầu kinh doanh Thứ Năm, 31 Tháng Tám, 2017 / Kinh nghiệm Kinh nghiệm mở quán cơm là điều cần tìm hiểu nếu bạn đang có ý định mở quán ăn. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn định hình được công việc của mình, những việc cần làm và cho bạn thấy những khó khăn cần đối mặt khi bạn bắt tay vào thực hiện. 1. Xác định rõ mục đích Khi thực hiện bất cứ việc gì xác định rõ mục đích giúp bạn tiến tới thành công dễ dàng hơn. Mục đích của bạn khi mở quán cơm là ...

Thứ Năm, 31 Tháng Tám, 2017 /

mở quán cơm là điều cần tìm hiểu nếu bạn đang có ý định mở quán ăn. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn định hình được công việc của mình, những việc cần làm và cho bạn thấy những khó khăn cần đối mặt khi bạn bắt tay vào thực hiện.

1. Xác định rõ mục đích

Khi thực hiện bất cứ việc gì xác định rõ mục đích giúp bạn tiến tới thành công dễ dàng hơn. Mục đích của bạn khi mở quán cơm là gì? Vì bạn muốn thỏa mãn đam mê nấu nướng, vì bạn muốn kiếm tiền, vì bạn muốn làm chủ. Mục đích của bạn càng rõ ràng, cụ thể chi tiết bao nhiêu thì càng giúp bạn dễ dàng xác định được mục tiêu và định hình công việc cần làm cụ thể bấy nhiêu.

2. Nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng

Bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình muốn phục vụ là ai? Là học sinh sinh viên? Là nhân viên văn phòng? Là công nhân hay hộ gia đình?

Ví dụ: đối tượng bạn hướng tới là công nhân thì giờ tập trung đông nhất của họ là từ 6h30 – 7h30 sáng và 17h – 18h chiều nếu vậy bạn có thể xây dựng phương thức kinh doanh quán mình kết hợp bán đồ ăn sáng và bán đồ ăn tối, tập trung phục vụ khách hàng vào hai khoảng thời gian này.

3. Chuẩn bị vốn

Kinh nghiệm mở quán cơm cho người mới bắt đầu là hãy chi tiêu hợp lý để đảm bảo nguồn vốn lâu dài

Không chỉ riêng quán cơm mà khi quyết định đặt chân vào con đường kinh doanh thì vốn là điều kiện tiên quyết đầu tiên của bạn. Có rất nhiều thứ cần đến tiền như tiền , tiền trang trí quán, tiền mua bàn ghế, tiền thuê nhân công, tiền mua nồi chảo, mua nguyên vật liệu hằng ngày… tất cả đều phải trả tiền. Và tùy theo cách cân đo đóng đếm, tính toán chi tiêu của mỗi người mà chi phí ban đầu cần có này là khác nhau. Tuy nhiên, bạn hãy vạch ra danh sách những thứ cần mua và ghi lại những khoản chi trong quá trình kinh doanh sẽ giúp bạn tránh và khống chế được những khoản chi phí phát sinh không cần thiết, bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần trước cho những tháng đầu kinh doanh không có lãi. Hãy lên kế hoạch chi tiêu hợp lí và đảm bảo nguồn tài chính là bí quyết giúp quán ăn của bạn đứng vững và thành công.

4. Tìm kiếm mặt bằng

Khi bạn đã xác định được đối tượng khách hàng của mình, đảm bảo về nguồn vốn thì hãy bắt tay vào thực hiện hóa kế hoạch bằng việc tìm kiếm mặt bằng. Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định lượng khách đến với bạn hằng ngày.

Mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định lượng khách đến với quán bạn hằng ngày

Nếu đối tượng khách hàng là học sinh thì nên chọn địa điểm gần các trường học, nếu đối tượng khách hàng là công nhân nên chọn địa điểm gần các khu công nghiệp, nếu đối tượng là các hộ gia đình thì địa điểm nên chọn ở gần các khu vực mua sắm; ngoài ra địa điểm cần chọn cũng phải nằm ở nơi có giao thông thuận lợi, có chỗ gửi xe rộng rãi… để phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, khi  của mình bạn cũng nên thực hiện đánh giá, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh của mình trên khu vực đó. Hiểu rõ đối phương để chuẩn bị tốt cho bản thân sẽ giúp bạn không bị động trước mọi tình huống.

Luôn đảm bảo thực đơn của quán của bạn đa dạng, phong phú và thay đổi thường xuyêm

5. Lên thực đơn

Hãy trau chuốt thực đơn của bạn vì nó sẽ là điểm hấp dẫn khách đến với quán những lần sau. Hãy xây dựng cho quán ăn của mình một món ăn đặc trưng – để mọi người “nghe là biết” nhưng đồng thời cũng không ngừng phát triển và làm phong phú thực đơn của quán để đảm bảo luôn có nhiều sự lựa chọn và khách hàng phải đến nhiều lần để thử hết các món mới. Đừng bao giờ hài lòng với hiện tại, bạn phải luôn sáng tạo và đổi mới, nếu bạn luôn đi theo lối mòn bạn rất dễ bị lãng quên.

Giá thành đầu vào quyết định giá cả đầu ra của sản phẩm

6. Nhân lực

Đầu bếp và phục vụ đó là những vị trí cần tuyển. Nếu bạn có thể đứng ra làm bếp chính thì bạn chỉ cần tuyển thêm người để phụ giúp, tiếp khách và dọn rửa, nhưng nếu bạn không thể đứng bếp thì số nhân lực cần thuê sẽ nhiều hơn. Đầu bếp sẽ phụ trách nấu nướng nêm nếm và quyết định sức hấp dẫn của món ăn do đó bạn cần phải tuyển chọn kỹ càng để tìm ra được một người có tay nghề hợp ý.

Ngoài ra thái độ của nhân viên cũng là điều bạn cần chú ý, vì khách hàng vào quán trả tiền để tìm sự thoải mái do đó đừng để họ phải nhận lại thái độ nặng nề của nhân viên. Luôn cười tươi và thân thiện với khách hàng.

Thái độ phục vụ thân thiện sẽ khiến khách hàng quay trở lại với bạn vào những lần sau

7. Chiến lược kinh doanh hợp lý

Bạn đã có tiền, có mặt bằng, có đầu bếp, có nhân viên, có menu hấp dẫn nhưng tại sao vẫn vắng khách? vậy thì hãy kiểm tra lại xem chiến lược kinh doanh của bạn đã hợp lí chưa? Bạn đã lên kế hoạch hay đã thực hiện khâu marketing cho quán như thế nào? Đừng bỏ quên quảng cáo, trong thời đại quán hàng mọc lên san sát vỉa hè như ngày nay thì marketing là giải pháp tối ưu nhất đưa bạn đến gần với khách hàng. Vậy nên, đừng xem nhẹ và hãy xây dựng cho quán mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hãy mạnh dạn để bắt đầu làm chủ, hãy mạnh dạn để đầu tư, sợ hãi quá nhiều sẽ làm bạn càng thêm nhụt chí. Hy vọng những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn làm chủ thành công!

Biên tập bởi Nhadat.net