Nhà chồng tôi tại Hà Nội, thành phố thì to nhưng nhà chồng thì bé tẹo, chật chội lại còn đông. Chừng ấy con người chen chúc trong phố cổ. Sống lâu ngày ức chế nên vừa đám cưới xong là tôi kéo anh ra khỏi nhà ngay lập tức để thuê nhà bên ngoài.
Hai vợ chồng cũng thuộc dạng thu nhập khá, 30 triệu đồng/tháng. Chỉ cần có nhà có cửa cho an bề thì cũng đủ cho hai vợ chồng sống đủ đầy, không xa hoa nhưng cũng chẳng phải tằn tiện gì.
Tưởng rằng thuê một căn hộ 3 triệu cũng không ảnh hưởng là bao đối với quỹ của hai vợ chồng. Ấy thế nhưng tôi lầm. Giá tiền thuê nhà hằng tháng thường “rước” thêm cả chục các món nhỏ lẻ ăn theo: tiền điện, nước, gửi xe, cáp mạng… mà cộng dồn lại thành ra một khoản nhìn mà xót xa.
Đành rằng hai vợ chồng cũng có quán triệt, tự đặt ra giới hạn tiêu pha là 10 triệu một tháng, ai muốn tiêu thêm thì tự đi kiếm thêm chứ nhất quyết không được ăn vào 20 triệu đồng quỹ tiết kiệm. Và thế là từ đó, tôi vô tình rơi vào một cuộc sống tằn tiện và tẻ nhạt, thậm chí quần áo diện hằng tháng cũng không dám tậu nhiều. Thấy đồng nghiệp suốt ngày sắm sửa nào bộ cánh mới nào son phấm túi xách, đương nhiên tôi thích mê, nhưng ngày ngày vẫn đều đặn khoác lên mình bộ đồng phục một màu.
Số tiền 20 triệu tiết kiệm mỗi tháng đi vào trong quỹ mua nhà chung cư của hai vợ chồng. Chúng tôi đã đặt quyết tâm trong vòng 2 năm phải mua được căn hô trong mơ, thiếu thì vay thêm họ hàng, bạn bè. Ai ngờ trong thời gian đó chúng tôi có tia được một mảnh đất, nằm trong khu vực ưa thích của cả hai và vừa đẹp hướng vừa hợp phong thủy, thế là không cầm lòng được đành bụng móc hầu bao mua. Chạy vạy hết người này đến người khác mà vẫn thiếu tiền. Mua đất xong thì lại đến lượt xây nhà.
Kết quả là nhà tôi từ đủ đầy thành con nợ của ngân hàng.
Cảm giác ở “nhà mình” có thích không? Thích chứ! Một trong những điều nhỏ nhặt mà tôi ưng khi mua nhà là có chỗ cất xe, không cần phải chạy lòng vòng gửi xe rồi đi bộ, lại còn nơm nớp chỗ gửi xe có ai lợi dụng tráo đồ của mình.
Giá điện, nước giảm rõ rệt, nhưng chi phí tổng thì chả bớt được đồng nào mà còn đội lên gấp rưỡi, vì ở nhà mới hai vợ chồng đều cảm thấy yên tâm nhiều mà sử dụng tiện nghi quá độ, thành ra phung phí. Chưa kể món nợ ngân hàng luôn lơ lửng trên đầu khiến sự sung sướng vì có nhà mới không ở lại lâu. Cuộc sống trả nợ vay ngân hàng mua nhà đã đạm bạc giờ còn khó khăn hơn rất nhiều lần.C
Chỉ vì hấp tấp mà cuộc sống có nhà của tôi và chồng trở nên còn thống khổ hơn cả ngày đi thuê. Vì phải vắt sức ra làm việc ngoài giờ để có tiền trả nợ nên cả hai chẳng có mấy thời gian bên nhau. Chồng hay bảo tôi anh nhớ nhà cũ, biết vậy cứ thuê phòng cho xong.
Lẽ ra ngay từ đầu chúng tôi cứ nên mua căn hộ chung cư be bé thôi, rồi tích cóp từ từ mà lên nhà, nhưng chúng tôi đã quá nôn nóng. Nhà đẹp nhà xinh thì ai chẳng thích, nhưng ở trong nhà hoành tráng mà nợ như chúa chổm, tiêu gì cũng tiết kiệm tối đa, rồi để bị dân tình chỉ trích là keo kiệt bủn xỉn. Thế có gì là sướng?
Nên tôi có đôi lời khuyên với mọi người. Ai đang thuê nhà thì cứ cố gắng duy trì thuê tiếp, vì cái gì cũng cần có thời gian xây dựng từ từ. Khi nào đã tích lũy đủ hơn 50% giá trị căn nhà thì hẵng nghĩ đến chuyện mua, vì về lâu về dài trả món nợ quá sức sẽ thấy như bị vắt kiệt, cũng đành bán nhà trong cay đắng. Vay mượn thì tốt nhất là vay người trong nhà, đừng trông cậy toàn bộ vào ngân hàng. Lãi mẹ đẻ lãi con bình thường sẽ không thấy lớn lao nhưng lúc trả tiền rồi mới biết cảm giác số tiền mình trả nó “đẻ” ra thêm là thế nào.
Muốn tiết kiệm hiệu quả thì hãy có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, đừng vì những phút giây hưởng thụ nhất thời để cuối tháng è cổ gánh nợ. Tốt nhất là đem tiền lương gửi ngân hàng ngay từ đầu tháng thì cuối tháng mới sướng.
Sống có kế hoạch vì một tương lai ở nhà mới thảnh thơi mọi người ạ.
Mogi.vn
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu