Hai vợ chồng anh Bình, chị Hòa sau 4 năm “khăn gói quả mướp” vào Sài Gòn lập nghiệp, anh chị dành dụm được 700 triệu đồng và quyết định mua nhà năm 2014. Họ quyết định vay thêm 700 triệu nữa để mua một căn hộ ở Tân Bình, TP HCM.
Với thu nhập khá cao, hai vợ chồng tự tin sẽ trả được nợ với suy nghĩ: Lương của một người để chi tiêu, lương của người kia sẽ đem trả nợ.
Gia đình nội ngoại đều vui vì có con cháu ở đầu cầu Sài Gòn. Niềm vui đó đi kèm với việc, cứ đến đầu tháng là một khoản lương sẽ phải nộp cho ngân hàng. Mọi chi tiêu phải cắt xén đi. Đó là điều mà anh chị đã lường trước được và hài lòng với chuyện đó.
Thế rồi đùng một cái, anh mất việc và loay hoay chưa tìm ra công việc ưng ý. Tiền trả ngân hàng, con cái, mọi chi phí đều trông chờ vào đồng lương của người vợ khi chị đang mang bầu. Tiền ngân hàng không thể chậm, cứ quá ngày là lãi thêm. Vợ chồng anh tháng nào cũng phải đi vay thêm tiền vì thu nhập của một người không đủ. Có những lúc vợ chồng cãi nhau chỉ vì thiếu tiền. Chỉ vì món nợ ngân hàng đeo bám, không thể không trả.
“Những ngày tháng ấy thật căng thẳng và mệt mỏi. Tôi từng không còn đồng nào trong túi để gửi xe. Vợ chồng tôi từng cãi nhau kịch liệt chỉ vì căng thẳng về tài chính. Nợ ngân hàng 1 tháng, 2 tháng không trả được sẽ chuyển sang danh sách nợ xấu và sau này, có muốn vay làm ăn cũng khó”, chị Hòa chia sẻ.
Rồi mọi chuyện cũng ổn, anh có việc làm nhưng thu nhập không cao như trước. Gia đình chị có thêm thành viên mới và chi tiêu dè dặt hơn. “Mấy em tôi giờ cũng muốn mua chung cư. Tôi thì nghĩ rằng, chỉ nên vay ngân hàng ít thôi và phải đề phòng cả những trường hợp rủi ro khác”, chị Hòa tâm sự.
Không ít cặp vợ chồng như cặp nhà chị Hòa. Có những cặp vượt qua được cơn khủng hoảng, có những không không may mắn như vậy.
Vợ chồng anh Thanh ở Hà Nội mới cưới được hơn một năm và vừa mới sinh con trai đầu lòng. Hai vợ chồng thu nhập khoảng 20 triệu và chi khoảng hơn 3 triệu thuê phòng trọ. Họ dành dụm được 500 triệu và quyết định mua chung cư ven đô với giá 1,2 tỷ đồng. Anh chị em hai bên hỗ trợ được khoảng 200 triệu nữa và anh quyết định vay ngân hàng 500 triệu đồng.
“Tính ra mỗi tháng thuê nhà tôi cũng phải trả hơn 3 triệu đồng, giờ có thêm bố mẹ ở để chăm cháu nữa nên tôi quyết định mua chung cư. Với việc vay 500 triệu đồng, mỗi tháng tôi phải trả ngân hàng khoảng 7-8 triệu. Tôi cũng lo nhưng sẽ cố. Nếu công việc suôn sẻ thì chắc ổn, chị lo nhất những lúc công việc gặp trục trặc thôi”, anh Thanh chia sẻ.
Vợ chồng chị Hồng Hạnh ở TP HCM thì quyết định thuê nhà dù thu nhập của hai người tầm 27 triệu đồng/tháng. Căn hộ nhỏ mà chị Hạnh thuê ở quận 3 giá 7 triệu đồng. “Tôi thích thuê ở gần trung tâm để được hưởng các tiện ích như đi lại, giải trí, mua sắm. Chúng tôi có nghĩ tới chuyện mua nhà nhưng giờ chưa chín muồi. Tôi vẫn muốn dành tiền kiếm được để đi đó đi đây”, chị Hạnh nói.
Con đường mua nhà – thuê nhà chia thành nhiều ngả
Đường tới con đường an cư lạc nghiệp, có nhà đang chia thành nhiều ngả. Mỗi người chọn một con đường.
Tại Việt Nam nhu cầu nhà ở đang tăng cao. Tại TP HCM, theo Hiệp hội BĐS TP HCM, mỗi năm có hơn 50.000 cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn, kéo theo nhu cầu nhà ở tăng.
Ai cũng muốn có một ngôi nhà để nó là nơi của riêng mình, để có thể sắm đồ mà không ngại việc sau này phải chuyển đi nơi khác. Nhưng không phải ai cũng điều kiện để thực hiện giấc mơ đó bởi giá nhà cao và họ chưa có kế hoạch tài chính hợp lý.
Nhiều bạn trẻ cũng có xu hướng mở, tư tưởng thoáng hơn về vật chất. Họ yêu thích những trải nghiệm tinh thần, cuộc sống tinh thần, được sống thoải mái, được đi đến những vùng đất mà họ yêu thích. Vì khi mua nhà mà có vay nợ, họ sẽ phải dai dẳng trả nợ trong nhiều năm. Những khoản nợ sẽ khiến cuộc sống của họ phải cắt giảm chi tiêu.
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu