Tư vấn luật đất đai – Các quy định về thừa kế và tranh chấp đất đai

Luật đất đai Thừa kế đất đai và tranh chấp đất đai đang là một trong những vấn đề khá nóng và phổ biến trong xã hội. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn các quy định liên quan đến vấn đề đất đai được pháp luật quy định. Chúng tôi xin tư vấn tới các bạn một số điều luật đất đai, các quy định về thừa kế và tranh chấp đất đai quan trọng sau: Quy định trong luật đất đai, luật thừa kế đất đai bạn cần nắm vững Luật thừa kế đất đai quy định: Để thực hiện thừa kế theo di chúc, theo pháp luật thì tổ chức, cá ...
Luật đất đai

Thừa kế đất đai và tranh chấp đất đai đang là một trong những vấn đề khá nóng và phổ biến trong xã hội. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn các quy định liên quan đến vấn đề đất đai được pháp luật quy định. Chúng tôi xin tư vấn tới các bạn một số điều luật đất đai, các quy định về thừa kế và tranh chấp đất đai quan trọng sau:

Quy định trong luật đất đai, luật thừa kế đất đai bạn cần nắm vững

Luật thừa kế đất đai quy định: Để thực hiện thừa kế theo di chúc, theo pháp luật thì tổ chức, cá nhân được quyền nhận quyền sử dụng đất thông qua thừa kế cần thực hiện kê khai đăng ký đất đai và làm đầy đủ các thủ tục theo quy định trong luật thừa kế.

Quy định thừa kế đất đai

Quy định thừa kế đất đai

Đối với trường hợp người được nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất theo năm thì có quyền thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Người được nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được phép tiếp tục thuê và sử dụng đất theo mục đích đã định.

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là người nước ngoài hoặc người Việt đang định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được phép mua nhà theo quy định trong thì người thừa kế không được cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng được quyền tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế.

Luật đất đai – Các quy định cần nắm vững

Luật đất đai – Các quy định cần nắm vững

Nếu như phát sinh các tranh chấp đất đai, các vướng mắc khi mua đai được thừa kế. Để đảm bảo các quyền lợi được thực hiện tốt nhất, đúng pháp luật nhất chúng tôi khuyên bạn nên tham vấn các chuyên gia luật, các trung tâm luật uy tín để có được những tư vấn luật đất đai, luật thừa kế đất đai chính xác nhất, luật tranh chấp đất đai đúng pháp luật nhất.

Các quy định mới bạn cần nắm vững trong luật tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai

Luật đất đai, luật tranh chấp đất đai quy định tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ người sử dụng đất đai giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai bao gồm:

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất: Là việc tranh chấp giữa các bên về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định với mảnh đất nào đó.

+ Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Hình thức tranh chấp này thường xảy ra khi có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hay các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, …

Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp

Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp

+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là loại tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất. Tranh chấp phát sinh thường do người sử dụng đất sử dụng sai với mục đích ban đầu được Nhà nước quy định khi giao đất, các quy định trong luật đất đai.

Để tránh những tổn hại đáng tiếc, bạn nên liên hệ với những trung tâm luật để nhận được những , luật thừa kế đất đai cần thiết liên quan đến trình tự giải quyết tranh chấp đất đai, các quy định liên quan.

Những quy định trong luật đất đai mới liên quan đến tranh chấp đất đai

Theo luật đất đai mới nhất, vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai có các sửa đổi, bổ sung quan trọng sau:

+ Thứ 1: Luật tranh chấp đất đai quy định, thời gian hòa giải tranh chấp đất đai không quá 45 ngày (tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai).

+ Thứ 2: Bổ sung quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Thứ 3: Sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản.

+ Thứ 4: Bổ sung quy định nếu sau 10 ngày kể từ khi lập biên bản hòa giải, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản có nội dung khác với nội dung trong biên bản hòa giải thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội Đồng hòa giải để xem xét và giải quyết.

+ Thứ 5: Trong luật đất đai, luật tranh chấp đất đai mới quy định thêm nếu hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà 1 trong các bên thay đổi ý kiến thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Quy định trong luật tranh chấp đất đai cần nắm vững

Quy định trong luật tranh chấp đất đai cần nắm vững

Quy định mới hướng dẫn thi hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

+ Thứ 1: Nếu phát sinh tranh chấp đất đai, các bên chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh.

Khởi kiện tại toà án nhân dân có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

+ Thứ 2: Luật đất đai mới nhất quy định sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền.

+ Thứ 3: Bổ sung quy định người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp.

+ Thứ 4: Bổ sung quy định thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm vững hơn các quy định quan trọng trong luật đất đai mới nhất. Cám ơn bạn đọc đã quan tâm!

(Theo Hùng Nguyễn – Nguồn tài liệu: Luật đất đai 2013)