Việc tìm kiếm một mặt bằng tốt để kinh doanh hiện nay càng ngày càng trở nên khó khăn hơn nên việc chọn hình thức sang nhượng mặt bằng kinh doanh được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh cũng sẽ gặp những khó khăn riêng. Vậy những khó khăn đó là gì?
Mặt bằng một cửa hàng tại Hà Nội
Thông thường khi sang nhượng lại một thì bên trong cửa hàng đó đã có một số thiết bị đi kèm như máy lạnh, quạt, bàn ghế, các vật dụng gắn liền,…. Các tài sản này thuộc quyền ở hữu của chủ cửa hàng hiện tại nhưng khi sang nhượng lại cửa hàng đó cho bên mua thì cần phải liệt kê đầy đủ các thiết bị của cửa hàng hiện có. Nêu rõ ràng từng thiết bị, tên hãng sản xuất của từng thiết bị, tình trạng sử dụng ra sao,…Để tránh sau này phát sinh xung đột ngoài ý muốn.
Đối với những quán ăn khi sang nhượng thì có thể tài sản liên quan bao gồm các dụng cụ làm bếp, nấu ăn, tổng số bộ bàn ghế của quán hiện có,… cần ghi rõ số lượng, chất liệu nhằm hạn chế tối đa tranh chấp có thể xảy ra về sau. Việc sang nhượng những quán ăn trên địa bàn Hà Nội nói riêng và những nơi khác nói chung đều cần phải lưu ý khi xem xét kỹ càng để đem lại lợi nhuận tối đa cho mình.
Xem xét kỹ chủ sang nhượng mặt bằng kinh doanh cho bạn là ai. Nếu là chính chủ thì không có vấn đề gì nhưng nếu như người sang nhượng lại mặt bằng cho bạn chỉ là người thuê mặt bằng thì cần phải suy xét thật kỹ. Cần phải yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp tất cả các giấy tờ cần thiết để xác nhận chắc chắn rằng mặt bằng hay cửa hàng được chuyển nhượng là hoàn toàn hợp pháp. Điều này sẽ được thể hiện trong bản hợp đồng ký kết giữa chủ nhà và bên nhượng quyền, chủ nhà có cho phép thay đổi người thuê từ chủ cũ chuyển sang cho bạn hay không. Phải xác định thật kỹ điều này để tránh xảy ra những tranh chấp về sau. Tránh tiền mất tật mang.
Hợp tác trong quá trình chuyển nhượng của hai bên
Việc quan trọng nhất khi kinh doanh nào đó là bạn cần phải làm để đảm bảo thực hiện việc sang nhượng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nghiên cứu kỹ lưỡng các loại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu chứng thực hiện có, xác định chủ sở hữu của mặt bằng là ai, tránh việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh không chính chủ hoặc cho sang nhượng cho nhiều người cùng một lúc. Nếu bạn là người không am hiểu về pháp luật thì bạn có thể nhờ người có kiến thức về pháp luật đi cùng để xem xét các giấy tờ liên quan kỹ lưỡng hạn chế tối đa sơ sót xảy ra.
Một trong những mặt bằng tiềm năng
nếu mặt bằng bạn đang cần tìm là một quán ăn, bạn cần phải xem xét rằng hàng quán đó được đăng ký theo hình thức nào, là hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân, công ty… Việc này sẽ giúp xác định được đối tượng chuyển nhượng và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Sau khi đã khảo sát tình hình hoạt động xung quanh, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ liên quan, quyết định mua hoặc thuê lại thì hai bên cần phải lập một bản hợp đồng để đảm bảo mọi việc được thực hiện tốt nhất. Trong bản hợp đồng sẽ bao gồm các yếu tố như: Đối tượng chuyển nhượng, các loại tài sản hữu hình hiện có, tài sản vô hình… Các điều khoản được phép thực hiện và không được phép thực hiện trên mặt bằng này, quyền lợi, nghĩa vụ của đôi bên. Những điều này càng chi tiết càng tốt bởi nó sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Cửa hàng kinh doanh
Các điều khoản quy định càng chi tiết thì càng giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra nên việc lập hợp đồng là việc hết sức quan trọng cần phải lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng. Hãy chắc chắn rằng đây là sự lựa chọn sáng suốt và mang lại lợi nhuận cho bạn.
>>
ChaiChai
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu