7 lỗi tuyệt đối nên tránh khi thiết kế phòng bếp

>>> 10 xu hướng làm đẹp nhà cuối năm 2016 >>> Muốn trần nhà trông cao hơn, tham khảo ngay 7 bí quyết này >>> Bí quyết giúp vợ chồng trẻ nhanh chóng mua được nhà >>> Giấc mơ startup công nghệ của cựu Giám đốc ZingMp3 >>> Căn hộ Sunrise City ấn tượng với phong cách Warm Minimalist Thông thường một căn bếp đạt chuẩn sẽ có thiết kế với 3 khu vực đó là: khu vực lưu trữ (gồm tủ lạnh, tủ đồ), khu vực chuẩn bị dọn rửa (bồn rửa) và khu vực nấu (chỗ đặt bếp ...

>>> 
>>> 
>>> 
>>> 
>>> 

Thông thường một căn bếp đạt chuẩn sẽ có thiết kế với 3 khu vực đó là: khu vực lưu trữ (gồm tủ lạnh, tủ đồ), khu vực chuẩn bị dọn rửa (bồn rửa) và khu vực nấu (chỗ đặt bếp các loại). Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau liên quan đến diện tích và các yếu tố phong thủy nên nhiều gia đình bố trí phòng bếp không theo một trật tự nào cả, điều này đôi khi gây ra những bất tiện và nguy hiểm trong gia đình.

Bếp nấu ngay cạnh bồn rửa 


Không nên thiết kế bếp nấu ngay cạnh bồn rửa. Ảnh minh họa

Nước và lửa được xem là hai yếu tố kỵ nhau. Do đó, việc bố trí bếp nấu và bồn rửa cạnh nhau sẽ khiến việc thao tác trở nên bất tiện hơn. Ngoài ra, khi bạn vừa rửa thực phẩm vừa nấu ăn có thể khiến nước bắn vào bếp, gây nguy hiểm cho người nấu. Nếu chẳng may nhà bạn nhỏ hẹp, bạn cũng nên tìm cách bố trí bồn rửa và bếp nấu cách xa nhau từ 1 mét trở lên.

Cửa bếp đối diện cửa nhà vệ sinh

 


Ảnh minh họa

Trong số những gian phòng của một căn nhà thì phòng bếp và nhà vệ sinh là hai nơi gây mùi nhiều nhất. Ngoài ra, nếu bạn thiết kế cửa của 2 phòng này đặt đối diện nhau thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu rất nhiều mùi khó chịu hòa lẫn với nhau. Nhiều gia đình có thói quen bố trí bàn ăn ngay tại phòng bếp, điều này cũng có thể khiến bữa ăn của gia đình sẽ trở nên kém ngon miệng hơn khi pha tạp các mùi khó chịu.

Bếp nấu đặt cạnh tủ lạnh, tivi


Bếp nấu đặt cạnh tủ lạnh đôi khi ảnh hưởng đến sự an toàn của mọi người. Ảnh minh họa

Việc lắp đặt bếp nấu ngay gần tủ lạnh hoặc ti vi có thể khiến các thiết bị rất dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, phần hơi nóng từ bếp cũng sẽ ảnh hưởng đến bạn khi có nhu cầu mở tủ lạnh để lấy thức ăn. Do đó, để tránh những nguy cơ tiềm ẩn, bạn nên đặt bếp nấu cách xa các thiết bị điện tử trong nhà.

Bếp đặt cạnh cửa sổ

 


Ảnh minh họa

Khi thiết kế chỗ nấu nướng như vậy, bạn đã lãng phí nguồn thông gió, ánh sáng tự nhiên. Khi bạn đun đồ ăn và mở cửa, luồng gió thổi vào sẽ khiến khói, mùi thức ăn bay thẳng vào mặt bạn và không thoát ra ngoài được. Bạn hãy dành khu vực cửa sổ để bố trí các khu chức năng khác giúp phòng bếp luôn sáng và thoáng đãng.

Bếp chất nhiều đồ lộn xộn

 


Bếp chất nhiều đồ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm. Ảnh minh họa

Đây là khu vực dễ bày bừa nhất trong nhà khi có quá nhiều đồ dùng lặt vặt. Nếu bạn không có quy hoạch cẩn thận từ đầu, việc dọn dẹp hàng ngày sẽ trở thành ác mộng. Không chỉ thế, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để tìm ra thực phẩm, dụng cụ nấu bếp (xoong, chảo, dao, kéo). Những phế phẩm không được thu dọn sẽ tích tụ chất bẩn, ruồi nhặng gây hại cho sức khỏe của bạn.

Bố trí khu nấu nướng ở ban công

 


Tuyệt đối không nên nấu nướng ở khu vực ban công. Ảnh minh họa

Dù có rộng tới mấy, ban công cũng không đủ để bố trí các tiện ích đáp ứng của việc làm bếp. Việc nấu nướng sẽ mất an toàn vào các ngày mưa to, gió lớn. Bạn cũng sẽ khiến hàng xóm khó chịu khi mùi thức ăn lan tỏa khắp nơi.

Cửa chính nhìn thấy bếp


Ảnh minh họa

Bạn sẽ cảm tưởng như thế nào khi vừa đi làm về, mở cửa ra là đập trước mắt bạn là phòng bếp với mùi thức ăn bốc lên dữ dội. Do đó, khi thiết kế phòng bếp, bạn nên bố trí phòng bếp nằm lệch một chút và chắc chắn rằng vừa mở cửa chính ra sẽ không thấy gian bếp được. 
 

Tổng hợp

>>> 
>>> 
>>> 
>>> 
>>>