Rất nhiều người đã chọn cách nhận sang nhượng quán ăn lại để tiếp tục kinh doanh nhằm tiết kiệm được một phần chi phí và có sẵn một lượng khách nhất định.
“Ăn” là nhu cầu sống thiết yếu đối với con người. Chính vì vậy mà việc đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống dù ở thời điểm nào cũng sẽ không bao giờ bị xem là “lỗi mốt” cả. Nếu giỏi tính toán và nắm bắt thời thế, việc kinh doanh trong lĩnh vực này có thể giúp bạn gỡ vốn và sinh lời trong thời gian rất ngắn, đó cũng là lý do tại sao dù nền kinh tế có biến động thế nào, cuộc sống có thay đổi ra sao thì hàng ngàn quán ăn, nhà hàng với đủ quy mô lớn nhỏ, vẫn thi nhau ra đời.
Kinh doanh quán ăn có thể đem lại siêu lợi nhuận
Tuy nói thì nghe dễ vậy, nhưng một khi đã quyết định đầu tư kinh doanh nghiêm túc vào lĩnh vực này thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chi phí, mặt bằng, cơ sở vật chất, quy mô kinh doanh, hình thức, đối thủ cạnh tranh,…Trong đó, bài toán chi phí để mở và vận hành một quán ăn luôn là vấn đề nan giải đối với bất kỳ người chủ nào. Chính vì vậy, thay vì đứng ra “set up” từ A-Z mọi thứ, một số người đã lựa chọn một hướng đi khác, đó là tiếp nhận chuyển nhượng cửa hàng ăn uống từ những người chủ khác để sửa sang lại đôi chút và tiếp tục kinh doanh. Hình thức này nhìn qua sẽ có một số ưu điểm rất lớn như:
Cần lưu ý gì để kinh doanh quán ăn sang nhượng thành công
Thế nhưng, hình thức tiếp nhận để tiếp tục kinh doanh này cũng sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro và có thể dẫn đến thất bại nếu bạn không tính toán xem xét kỹ một số lưu ý sau như:
Không lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
Đồng ý là cửa hàng lại để kinh doanh thì bạn sẽ đỡ được rất nhiều khâu như tìm kiếm mặt bằng, sửa sang sơn phết, hay sắm sửa cơ sở vật chất,…ngay từ đầu. Tuy nhiên, mỗi người chủ kinh doanh sẽ đều phải có riêng cho mình một kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết trong ngắn hạn và dài hạn để có thể ngày càng phát triển hơn chứ không phải chỉ nghĩ đơn giản là nhận sang nhượng quán ăn lại rồi “nhảy vào” kinh doanh tiếp mà không có một định hướng, kế hoạch cụ thể nào trước đó.
Sự thực thì chẳng có ai muốn sang nhượng cửa hàng lại cho người khác trong khi tình hình kinh doanh đang rất ổn cả. Những lý do họ đưa ra có thể rất nhiều như : bận rộn, chuyển chỗ ở, không có người quản lý,…nhưng sự thật thực sự như thế nào thì chỉ có họ với trời biết được. Vì thế, trước khi nhận sang nhượng lại một cửa hàng nào đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh doanh hiện tại của quán trước khi quyết định. Bạn có thể quan sát lượng khách của quán ở nhiều thời điểm trong ngày để có được những nhận xét chính xác nhất.
Mức giá sang nhượng có hợp lý không ?
Chi phí khi sang nhượng cửa hàng ăn uống thường sẽ bao gồm cả số tiền cơ sở vật chất của quán như bàn ghế, vật dụng nhà bếp, bảng hiệu,…Bạn cần xem xét kỹ tình trạng của những vật dụng được chủ cũ sang lại xem có đáng với số tiền sang nhượng không. Nếu không thì có thể thương lượng, trả giá lại. Đồng thời cả hai bên cần có một văn bản cụ thể, chi tiết về số tiền chuyển nhượng cũng như các món đồ được để lại để tránh trường hợp bên sang nhượng không trung thực và khiến bạn bị mất tiền oan.
Cân nhắc khi thay đổi về hình thức hay mô hình kinh doanh của quán
Một số người sau khi nhận sang nhượng quán ăn lại thường sẽ lên kế hoạch “thay da đổi thịt” cho quán cũ như đổi tên, đổi menu, giá cả,…theo ý mình để tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, việc này nên được cân nhắc kỹ vì đôi khi sự thay đổi của bạn sẽ khiến một số khách hàng quen của quán cũ trước đó cảm thấy xa lạ và họ sẽ không lui tới nữa, dù có thể sự thay đổi của bạn là theo chiều hướng tốt. Vì thế, trong trường hợp tiếp nhận một quán ăn được sang nhượng lại, bạn cần cân nhắc kỹ về những kế hoạch, dự định thay đổi của mình sẽ đem lại những kết quả, ảnh hưởng gì tới việc kinh doanh lâu dài nhé.
Tường An
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu