Bốn xu hướng thiết kế đến từ những biệt thự nhà vườn đẹp hiện nay

Biệt thự được xem là không gian sống sang trọng và đẳng cấp nhất trong các loại hình nhà ở. Trong các loại hình thì biệt thự nhà vườn càng được xem là sự xa xỉ của xa xỉ bởi muốn xây dựng nó, chủ nhân cần phải có một diện tích đất rất rộng và đổ tiền vào rất nhiều cho các khía cạnh phát sinh như thiết kế, trang trí, trồng cây… Tại các đô thị lớn, chắc hẳn muốn sở hữu một miếng đất tầm 500m2 để xây dựng biệt thự vườn và trang trí cho ngôi nhà của mình là điều không tưởng. Bởi “đất chật người ...

Biệt thự được xem là không gian sống sang trọng và đẳng cấp nhất trong các loại hình nhà ở. Trong các loại hình thì biệt thự nhà vườn càng được xem là sự xa xỉ của xa xỉ bởi muốn xây dựng nó, chủ nhân cần phải có một diện tích đất rất rộng và đổ tiền vào rất nhiều cho các khía cạnh phát sinh như thiết kế, trang trí, trồng cây…

Tại các đô thị lớn, chắc hẳn muốn sở hữu một miếng đất tầm 500m2 để xây dựng biệt thự vườn và trang trí cho ngôi nhà của mình là điều không tưởng. Bởi “đất chật người đông”, cho dù có tiền nhưng nhiều người cũng không thể mua đất và xây biệt thự vườn theo ý mình. Do đó, các bây giờ thường lui ra các vùng ngoại ô hay vùng quê, nơi có diện tích rộng lớn, không gian thông thoáng, 4 mặt tiếp xúc thiên nhiên để chủ nhân tận hưởng không khí ở “biệt thự vườn” đúng nghĩa. Không ít đại gia đã không tiếc tiền “chi đậm” để thiết kế kiến trúc và trang trí cho ngôi biệt thự – cũng như một cách ngầm khẳng định tiềm lực tài chính và cá tính bản thân. Hãy cùng lạc lối trong các phong cách thiết kế biệt thự nhà vườn độc đáo dưới đây.

  1. Phong cách Country – Nét mộc mạc đầy lôi cuốn

Một kiểu thiết kế biệt thự vườn phong cách đồng quê

Thiết kế biệt thự miền quê

Biệt thự nhà vườn phong cách đồng quê có lối kiến trúc gần gũi, thôn dã cho ta cảm giác dễ chịu, thư giãn tâm hồn, thể hiện phần nào tính cách hiền hòa của gia chủ. Tùy vào từng vùng miền mà phong cách đồng quê sẽ biến tấu đi khác nhau , ví dụ người theo phong cách miền quê nước Pháp mang đậm nét thanh lịch với các hình ảnh quen thuộc như vải lều , quả oliu , hoa hướng dương…; phong cách đồng quê Anh thì theo xu hướng xanh mát và tươi mới. Khi vào Việt Nam thì nó biến thể thành hình ảnh khoảng sân vườn rộng lớn với các loại cây trồng nhiệt đới, ao sen… đậm nét văn hóa nước nhà.

Điểm chung của phong cách đồng quê là rất chuộng nội thất gỗ và tận dụng gam màu pastel đậm nhạt tùy ý gia chủ làm vật liệu xây chính để tạo sự ấm cúng. Không gian được thiết mở để xóa đi khoảng cách bên trong căn nhà và thiên nhiên ngoài trời, tận dụng ánh sáng tự nhiên. Một chia sẻ cho những ai đang dự định xây biệt thự theo phong cách này là nên xây theo kiểu biệt thự vườn 1 tầng để giảm tối đa việc ngăn cách tầng của căn biệt thự, và một vài bức tranh như tranh Đông Hồ, chữ thư pháp là điểm nhấn khiến tổ ấm của bạn đậm chất “miền quê”.

Một kiểu thiết kế biệt thự vườn phong cách đồng quê Việt

Cây xanh là điểm nhấn cho biệt thự
  1. Phong cách Retro – Đậm dấu ấn thời gian

Biệt thự nhà vườn phong cách Retro

Ngoại thất biệt thự Retro

Phong cách thiết kế nhà ở retro bắt nguồn từ những năm 50, và gần đây đang là xu hướng thịnh hành thể hiện sự thời thượng, sành điệu một cách rất “quý phái, đẳng cấp” của những người ưa chuộng đó. Lý do đó, những đại gia biệt thự nhà vườn càng không bỏ qua nó để thể hiện sự am hiểu nghệ thuật của mình. Khác với phong cách đồng quê, nghiêng về tông nâu ấm thì phong cách Retro mang lại sự ngẫu hứng nhưng cũng vô cùng quyến rũ với những gam màu đối lập.

Nội thất biệt thự nhà vườn style Retro

Nội thất biệt thự Retro

Đặc thù của phong cách Retro thì căn biệt thự sẽ được chia theo nhiều không gian khác nhau với các chức năng khác nhau. Những vật dụng trang trí chiếc gương mặt trời, đồng hồ gỗ, đèn chùm, bức tranh pop-art hay bộ bàn ghế, bát đĩa mang phong cách thập niên 60 tạo nên điểm nhấn thú vị cho không gian biệt thự vườn. Ưu điểm của phong cách này là thiết kế nội thất là không sợ lỗi mốt qua thời gian, bạn có thể tận dụng bất cứ thứ gì đã “lỗi thời” như bức tranh cũ, máy phát nhạc xưa… để làm sản phẩm trang trí bên trong.

  1. Phong cách Scandinavian – Khi sự trang nhã và phóng khoáng hòa làm một

Phong cách Scandinavian (hay phong cách Bắc Âu) là phong cách có sự cân bằng giữa sự đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong thẩm mỹ và tiện nghi khi sử dụng, hay còn gọi nôm na là “đơn giản, đẹp và hiệu năng”. Do đó, có thể thấy trong những mẫu biệt thự nhà vườn đẹp thì rất nhiều mẫu được thiết kế theo xu hướng này bởi nó không đòi hỏi sự phức tạp trong kiến trúc thiết kế tổng quát cũng như dễ dàng phối nội thất và cảnh vườn bên ngoài.

Màu trắng là màu chủ đạo biệt thự vườn style Bắc Âu

Màu trắng chủ đạo của biệt thự

Gam màu trắng, màu pastel nhã và những vật liệu thô mộc tự nhiên là “cái hồn” của phong cách thiết kế này. Đặc biệt giữa không gian xanh tươi tại các vùng quê ít người thì màu trắng là màu dễ dàng nổi bật nhưng cũng không quá sáng chói. Trên nền tone màu trắng, những chiếc ghế và sofa với các nét hoa văn đơn giản ại trở nên vô cùng thu hút và nổi bật. Đối với các biệt thự nhà vườn thiết kế theo gu này, nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên qua lớp kính, cửa sổ thay vì lắp hệ thống đèn chiếu dày đặc.

  1. Phong cách Modern Minimalist Style – Ít mới là nhiều

Ngoại thất của biệt thự vườn phong cách tối giản

Ngoại thất tối giản

Phong cách Modern Minimalist Style – tối giản hiện đại phù hợp với các doanh nhân trẻ, yêu thích sự hiện đại, tươi mới nhưng tối giản để tạo nên sự thư thái quên đi cái bộn bề cuộc sống hàng ngày ở ngôi biệt thự của mình. Như cái tên của nó, yếu tố cốt lõi của phong cách này là là “tối giản – đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể”, đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất, kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều.

Nội thất của biệt thự vườn phong cách tối giản

Nội thất đơn giản, không trang trí cầu kỳ

Không gian tối giản không có quá ba màu: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Phổ biến trong phong cách này là các chi tiết hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn để làm điểm nhấn bù lại cho việc ít nội thất, vật dụng trang trí. Bề mặt ngôi biệt thư thường trơn láng, ít chi tiết. Dù không thể hiện quá nhiều sự nghệ thuật nhưng phong cách này vẫn được tận dụng vì thiết kế đề cao công năng, nội thất không cầu kỳ, hướng đến không gian thông thoáng và sáng sủa, tận dụng được ưu thế của miền quê.

>> Xem thêm bài viết 

EMMA VŨ