Cảnh báo chiêu lừa mới khi thuê phòng trọ

Cảnh báo chiêu lừa mới khi thuê phòng trọ Thứ Sáu, 29 Tháng Chín, 2017 / Kinh nghiệm Trở lại sau một tuần đặt cọc, bạn Trương Minh Phụng bị bất ngờ với một loạt những yêu cầu vô lý như đóng tiền giữ xe, không được khóa cửa, nước toilet có thể tràn vào phòng. Cảnh báo chiêu lừa mới khi thuê phòng trọ Bạn đọc Trương M.P đã gửi thư về cho Zing kể về chuyện mình bị lừa khi thuê phòng trọ. Anh kể, cách đây vài ngày, vì một vài lý do, anh cùng người bạn đi tìm chỗ trọ mới. Trong lúc tìm, anh vô tình ...

Thứ Sáu, 29 Tháng Chín, 2017 /

Trở lại sau một tuần đặt cọc, bạn Trương Minh Phụng bị bất ngờ với một loạt những yêu cầu vô lý như đóng tiền giữ xe, không được khóa cửa, nước toilet có thể tràn vào phòng.

Bạn đọc Trương M.P đã gửi thư về cho Zing kể về chuyện mình bị lừa khi thuê phòng trọ.

Anh kể, cách đây vài ngày, vì một vài lý do, anh cùng người bạn đi tìm chỗ trọ mới. Trong lúc tìm, anh vô tình thấy thông tin có phòng cho thuê với giá từ 900.000 – 1.500.000 đồng/tháng trên một tờ rơi dán trên cột điện.

Ngoài thông tin về giá cả, tờ rơi ấy còn nêu ra nhiều điểm thuận tiện và hợp tiêu chí chọn phòng của anh như gần trung tâm, nước chủ nhà bao, điện trả theo giá nhà nước… Gọi theo số điện thoại đính kèm trên đó, đầu dây bên kia là một phụ nữ, chị ta xưng tên là Kim và nói anh có thể tới xem phòng.

Khi đến địa chỉ ghi trên tờ rơi, thấy phòng khá ổn, các điều kiện về điện nước giống tờ rơi ghi nên anh tỏ ý muốn thuê một phòng có mức giá 800.000 đồng/tháng.

Sau khi nghe anh nói, chị Kim yêu cầu anh đặt cọc để giữ phòng. Nếu không đặt cọc, trường hợp có người khác đến xem và vừa ý, chị sẽ cho khách thuê. Tính chuyện ở lâu dài, anh muốn làm luôn nhưng chị Kim lấy cớ là chủ nhà đi vắng đến tuần sau mới về. Chị hẹn chờ chủ nhà về, đôi bên có thể ký hợp đồng trước một ngày.

Nghe lời nói có lý, giấy tờ viết tay rõ ràng, địa điểm đó lại là một công ty tin học, không giống lừa đảo nên hai người yên tâm đặt cọc 500.000 đồng. Ngoài các thỏa thuận khác về điện nước giống như thông báo, bạn Phụng còn cẩn thận yêu cầu ghi rõ về việc được để xe trước cửa phòng. Theo thỏa thuận, đến ngày viết trong giấy, nếu họ không dọn đến ở hay ký hợp đồng thì số tiền trên thuộc về chủ nhà.

Lừa đảo cho thuê phòng trọ

“Hiện thông tin về việc cho thuê phòng này tiếp tục xuất hiện trên côt điện gần trường Đại học Nguyễn Tất Thành và được nhiều bạn sinh viên xé đi”, bạn Trương Minh Phụng chia sẻ

Tham khảo các tin uy tín tại nhadat.net.

Trở lại sau một tuần đặt cọc, bạn Trương M.P bị bất ngờ với một loạt những yêu cầu vô lý như đóng tiền giữ xe, không được khóa cửa, nước toilet có thể tràn vào phòng.

Bạn đọc Trương M.P đã gửi thư về cho Zing kể về chuyện mình bị lừa khi thuê phòng trọ.

Anh kể, cách đây vài ngày, vì một vài lý do, anh cùng người bạn đi tìm chỗ trọ mới. Trong lúc tìm, anh vô tình thấy thông tin có phòng cho thuê với giá từ 900.000 – 1.500.000 đồng/tháng trên một tờ rơi dán trên cột điện.

Ngoài thông tin về giá cả, tờ rơi ấy còn nêu ra nhiều điểm thuận tiện và hợp tiêu chí chọn phòng của anh như gần trung tâm, nước chủ nhà bao, điện trả theo giá nhà nước… Gọi theo số điện thoại đính kèm trên đó, đầu dây bên kia là một phụ nữ, chị ta xưng tên là Kim và nói anh có thể tới xem phòng.

Khi đến địa chỉ ghi trên tờ rơi, thấy phòng khá ổn, các điều kiện về điện nước giống tờ rơi ghi nên anh tỏ ý muốn thuê một phòng có mức giá 800.000 đồng/tháng.

Sau khi nghe anh nói, chị Kim yêu cầu anh đặt cọc để giữ phòng. Nếu không đặt cọc, trường hợp có người khác đến xem và vừa ý, chị sẽ cho khách thuê. Tính chuyện ở lâu dài, anh muốn làm hợp đồng luôn nhưng chị Kim lấy cớ là chủ nhà đi vắng đến tuần sau mới về. Chị hẹn chờ chủ nhà về, đôi bên có thể ký hợp đồng trước một ngày.

Nghe lời nói có lý, giấy tờ viết tay rõ ràng, địa điểm đó lại là một công ty tin học, không giống lừa đảo nên hai người yên tâm đặt cọc 500.000 đồng. Ngoài các thỏa thuận khác về điện nước giống như thông báo, bạn Phụng còn cẩn thận yêu cầu ghi rõ về việc được để xe trước cửa phòng. Theo thỏa thuận, đến ngày viết trong giấy, nếu họ không dọn đến ở hay ký hợp đồng thì số tiền trên thuộc về chủ nhà.

Thỏa thuận và đặt cọc xong, về đến nhà, không an tâm lắm, anh lấy điện thoại ra chụp giấy nhận đặt cọc. Vẫn chưa an tâm, hai người trở lại chỗ cho thuê phòng, yêu cầu chị Kim viết thêm số chứng minh nhân dân và số nhà.

Một tuần sau, theo hẹn, anh cùng bạn gái đến để ký hợp đồng. Người tiếp anh không phải là chị Kim mà là một phụ nữ khác (không rõ có phải chủ nhà không). Cầm tờ giấy nhận đặt cọc có ghi rõ các thỏa thuận giữa anh và chị Kim, người phụ nữ ấy xổ một hơi dài và những điều chị này nói làm hai người hoàn toàn bất ngờ.

Người phụ nữ này nói, tiền phòng 800.000 đồng; tiền cáp 100.000 đồng; tiền nét 100.000 đồng; tiền giữ xe 300.000 đồng/tháng. Ngoài các khoản trên, chị còn nhắc đến khoản tiền mà hai người không hiểu dùng để làm gì, tiền đăng ký 200.000 đồng/năm. Đồng ý đóng tiền cáp ti vi và internet, song anh không đồng ý khoản tiền giữ xe thì người phụ nữ này cho biết, nếu không đóng tiền giữ xe, xe mất, chị không chịu trách nhiệm.

300.000 đồng/tháng để giữ xe là một khoản không nhỏ với sinh viên, nên sau khi cân nhắc, anh đề nghị để xe trong phòng, khi nào đi mới dắt ra. Không ngờ, nghe vậy, chị này tuyên bố: “Nếu để trong phòng thì trong giờ hành chính, bọn em không được dắt xe ra, nếu dắt sẽ khiến mọi người mất tập trung”. Nghĩ tới số tiền đặt cọc cùng thỏa thuận không ở thì mất trắng, cả hai nhắm mắt đồng ý.

Thế nhưng, việc tiếp theo khiến cả hai hơi chột dạ. Chuyện là khi nhờ người phụ nữ này mở cửa để xem phòng một lần nữa, chị ta cho biết chìa khóa bị mất, rồi nhờ một thanh niên mở dùm. “Cứ thế, trước mặt tụi mình, người thanh niên ấy lấy móc quần áo thọc vào ổ khóa vặn vài cái thì mở được cửa”, anh kể.

Hành động này đã đáng nghi, câu nói tiếp theo của chị càng khiến anh không an tâm. “Phòng không có cửa sổ nên để đề phòng chết ngạt, khi ngủ, bạn em phải để hé cửa phòng, không chốt hay khóa. Còn một điều nữa, đồ đạc trong phòng, các em tự giữ lấy”. Anh tỏ ra bức xúc: “Không khóa, không đóng cửa, chả lẽ tụi mình cả ngày lẫn đêm luôn phải có người túc trực để giữ đồ”. Nhưng anh và bạn vẫn muốn thuê vì sợ mất tiền cọc.

Lừa đảo cho thuê phòng trọ 2

Những gì nhắc đến trong giấy thỏa thuận bị bẻ ngược sau một tuần bạn Phụng quay lại ký hợp đồng.

Không biết có phải sau hàng loạt chiêu vẫn không khiến anh và người bạn nao núng hay không, chị ta quyết định “tung cú chót” để hai người bỏ của chạy lấy người. Người phụ nữ này chỉ toilet cạnh phòng hai người định thuê: “Toilet bị nghẹt. Lâu lâu nó bị tràn nước, tụi cưng nhớ múc đổ ra ngoài. Nếu không, phòng cưng không có bậc cửa, nước sẽ tràn vào”.

“Tất cả những khó khăn chị ấy đưa ra đến lúc này, mình và bạn gái có thể vượt qua nhưng tưởng tượng đến một ngày, đi học về, thấy quần áo, chăn màn, sách vở ngâm trong cái thứ nước vàng vàng, sền sệt của toilet, mình choáng muốn xỉu”, anh phân tích.

Trước trường hợp nan giải này, anh và bạn gái nhìn nhau ái ngại với viễn cảnh ở không được đi không xong. Nhưng nếu bỏ đi thì sẽ mất tiền cọc. Và 500.000 đồng không phải là số tiền nhỏ nên anh mạnh miệng nhắc tới những gì ghi trong tờ đặt cọc. Nghe anh nói, người phụ nữ nạt lớn “ở được thì ở, ở không được thì thôi, đừng lộn xộn” rồi chăm chú bấm điện thoại. Biết cò cưa thêm cũng không được gì, hai người lủi thủi ra về. Trong đầu anh nghĩ thế là mất trắng số tiền cọc, mất số tiền ba mẹ cho để trả tiền phòng, rằng tiếp theo sẽ là những ngày ăn mì tôm và đứng nắng phát tờ rơi kiếm tiền bù lại.

Về đến phòng, một mặt anh nghĩ may mà mình chưa trả phòng, nếu không, không biết đi đâu. Một mặt, ấm ức, anh gọi cho bạn bè kể lể. Không ngờ những người bạn sau khi nghe anh nói đều cho biết họ cũng từng bị như vậy khiến anh càng bức xúc. “Ức nhất là vài ngày sau, những tờ rơi với địa chỉ cũ được dán đầy xung quanh khu trọ mình đang sống. Với những thông tin trên tờ rơi, mình chắc chắn sẽ có thêm vài bạn rơi vào bẫy”, anh chia sẻ.

Anh cho biết, với nhiều người (hay bọn lừa đảo), số tiền đặt cọc của anh hay bạn bè không lớn, nhưng với sinh viên, đó là mồ hôi nước mắt của ba mẹ, là những lần dãi nắng, dầm mưa phát tờ rơi hay làm phục vụ trong các tiệc cưới. Và những người lừa lọc như thế thật nhẫn tâm.

“Mình nhờ Zing chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo những bậc phụ huynh sắp đưa con lên nhập học, hay các anh chị sắp rời ký túc xá sau khi tốt nghiệp để tránh bị lừa gạt”, anh kết câu chuyện của mình.

Nguồn: , Biên tập bởi Nhadat.net