Kinh nghiệm chuyển nhà – Đóng gói đồ điện tử, điện lạnh đúng cách

Kinh nghiệm chuyển nhà – Đóng gói đồ điện tử, điện lạnh đúng cách Khi chuyển nhà, những món đồ điện tử, điện lạnh: Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa rất dễ bị trầy xước nếu không được đóng gói đúng cách. Đặc biệt là những ngày mưa bão. Rất nhiều gia đình có đồ dùng điện tử, điện lạnh cần chuyển nhưng họ lại không có kinh nghiệm đóng gói, vận chuyển sao cho đúng. Dưới đây, Taxi tai sai gon sẽ hướng dẫn cách đóng gói đồ điện tử đúng cách lúc chuyển nhà. Các thiết bị điện tử, điện lạnh là những ...

Khi chuyển nhà, những món đồ điện tử, điện lạnh: Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa rất dễ bị trầy xước nếu không được đóng gói đúng cách. Đặc biệt là những ngày mưa bão. Rất nhiều gia đình có đồ dùng điện tử, điện lạnh cần chuyển nhưng họ lại không có kinh nghiệm đóng gói, vận chuyển sao cho đúng. Dưới đây,  sẽ hướng dẫn cách đóng gói đồ điện tử đúng cách lúc chuyển nhà.

Đóng gói đồ điện tử đúng cách

Các thiết bị điện tử, điện lạnh là những vật dụng khó đóng gói và vận chuyển nhất trong quá trình chuyển nhà.

Kinh nghiệm chuyển nhà - Tháo dỡ

Đối với từng món đồ khác nhau sẽ có những cách tháo dỡ khác nhau, trong phần này chúng tôi sẽ đề cập đến 4 nhóm sản phẩm cơ bản:

- Tủ lạnh, máy giặt: Đối với nhóm sản phẩm này bạn nên ngắt nguồn điện ít nhất 30 phút trước khi bắt tay vào vận chuyển. Về phần tủ lạnh, chúng ta nên lấy hết thực phẩm bên trong ra. Máy giặt cũng phải lấy hết quần áo đã giặt bên trong. Khi đến nhà mới, bạn không nên cắm điện ngay mà phải chờ khoảng 1 tiếng để tránh tình trạng sốc và gây chập điện.

Cách đóng gói đồ điện tử đúng cách

Đối với máy giặt cần ngắt điện trước ít nhất 30 phút và lấy hết quần áo bên trong máy.

- Tivi, thiết bị âm thanh: Đối với tivi và thiết bị âm thanh chúng ta cũng nên ngắt điện trước khoảng 30 phút khi vận chuyển, để đảm bảo các thiết bị đã ngừng hoạt động hẳn và không còn tích điện.

- Điều hòa, bình nước nóng: Bạn cần tháo dỡ những thiết bị này trước một ngày để đến lúc vận chuyển không phải mất quá nhiều thời gian. Nếu bạn không có kinh nghiệm và kỹ năng tháo lắp những thiết bị này thì có thể nhờ đến thợ điện lạnh để đảm bảo an toàn.

- Máy vi tính và laptop: Chúng ta nên sao lưu những dữ liệu quan trọng, tránh trường hợp bị mất dữ liệu trong quá trình chuyển nhà tác động đến. Nếu là máy tính bàn thì nên ngắt nguồn điện và đóng gói trước đó. Còn laptop phải được để trong túi chống sốc, tránh không bị va đập khi di chuyển và đặc biệt phải tắt máy khi vận chuyển.

Kinh nghiệm chuyển nhà - Đóng gói

Một trong những cách đóng gói đồ điện an toàn và tiết kiệm nhất là chúng ta nên sử dụng lại thùng hộp của chính các thiết bị đó. Vì nó sẽ đúng kích thước của thiết bị và đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn. Nếu bạn không còn giữa lại những thùng hộp đó thì có thể dùng thùng carton khác thay thế. Nên chọn những chiếc thùng có kích thước gần đúng với vật dụng cần đóng gói và chèn thêm giấy báo hoặc vải mền ở các khe hở. Điều này sẽ giúp các món đồ không bị cọ xát và va đập khi di chuyển.

Cách đóng gói đồ điện tử

Sử dụng lại thùng hộp của chính các thiết bị điện tử, điện lạnh để đóng gói, giúp tiết kiệm tiền bạc cho bạn và an toàn cho thiết bị.

Một lưu ý khác cần nhớ trong quy trình đóng gói đồ đạc, vào những ngày mưa bão bạn phải bao thêm một lớp bọc ni lông bên ngoài để tránh bị dính nước. Giúp hạn chế tối đa tình trạng nước mưa làm hỏng các linh kiện sẽ dễ gây ra hỏng hóc, chập điện.

Các bạn có thể tham khảo thêm: 

Kinh nghiệm chuyển nhà - Vận chuyển

Ngoài 2 thao tác tháo dỡ và đóng gói thì quá trình vận chuyển cũng chiếm một vị trí khá quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của các thiết bị điện tử, điện lạnh. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ trong quá trình vận chuyển đồ đạc khi chuyển nhà.

  • Nhẹ tay là tiêu chí đầu tiên nên nhớ trong quá trình sắp xếp lên, xuống xe. Bạn nhớ khuân vác nhẹ tay, tránh va đập làm hỏng các thiết bị bên trong. Đặc biệt cần  vì quãng đường vận chuyển khá xa và khó khăn. 
  • Các vật dụng phải được gia cố chắc chắn các cửa và giữ lại hết các phụ tùng đi kèm. Nhằm tránh tình trạng đồ vật bị rơi ra ngoài trong quá trình vận chuyển hay thất lạc, bị mất khi cần lắp đặt.
  • Khi sắp xếp đồ lên . Không nên nhồi nhét, để quá nhiều thùng nặng lên trên sẽ làm các thiết bị va chạm, trầy xước, hỏng hóc… Bạn phải mất tiền sửa lại hoặc sắm mới.

Và lưu ý cuối cùng, phải thật cẩn trọng khi di chuyển các thiết bị điện tử vì chúng được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ sẽ dễ bị ảnh hưởng khi có tác động mạnh hay do sơ suất trong quá trình di chuyển.