THIẾT KẾ NHÀ ỐNG LÀM VĂN PHÒNG CẦN LƯU Ý ĐIỀU NÀY

Thiết kế nhà ống làm văn phòng không đơn giản chỉ là tận dụng những nét riêng vốn có, bố trí công năng sử dụng cho một không gian dài hẹp mà còn phải đảm bảo sự thông thoáng, lấy gió và ánh sáng tự nhiên, tạo không gian thoáng đãng cho cả căn nhà.

Thiết kế nhà ống làm văn phòng không đơn giản chỉ là tận dụng những nét riêng vốn có, bố trí công năng sử dụng cho một không gian dài hẹp mà còn phải đảm bảo sự thông thoáng, lấy gió và ánh sáng tự nhiên, tạo không gian thoáng đãng cho cả căn nhà.

Nếu không được thiết kế nhà ống làm văn phòng một cách hợp lý thì không những làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của cả gia đình và hiệu quả làm việc của văn phòng

Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế, xây dựng nhà ống làm văn phòng.

1. Tạo giếng trời

Khi thiết kế nhà ống làm văn phòng, người ta thường sử dụng giếng trời như một giải pháp tối ưu cho vấn đề thông thoáng và lấy nguồn sáng tự nhiên. Cho dù là xây nhà ống một tầng hay nhiều tầng, nhưng nếu có chiều dài từ 12m trở lên thì nên tạo từ 1 – 2 giếng trời và trải đều suốt chiều dài căn nhà. Giếng trời cũng nên tuân theo quy luật phong thủy và tương ứng với hình thể ngôi nhà, có thể đặt giữa nhà và kết hợp với khu vực cầu thang để tiết kiệm không gian hay đặt ở cuối nhà để che lắp cho khuyết điểm bị mất góc hay bị méo mó về diện tích.

Thiết kế xây dựng nhà ống cần lưu ý

Khu vực giếng trời được bố trí cây xanh để tạo thêm sinh khí cho ngôi nhà

2. Thiết kế lệch tầng

Do nhà ống thường hẹp về chiều ngang nên thay vì kiểu nhà thông tầng, nhiều gia đình đã lựa chọn kiến trúc lệch tầng. Nhà lệch tầng có thể kết hợp với không gian cầu thang để tạo giếng trời, tiểu cảnh, giúp thông thoáng và chiếu sáng cho phần giữa nhà, đem đến cảm giác mới mẻ cho không gian.

Thiết kế xây dựng nhà ống cần lưu ý

Kiến trúc lệch tầng thường được lựa chọn khi xây nhà ống

3. Ngăn tách các không gian

Thông thường, phòng khách của nhà ống làm văn phòng được thiết kế liên thông với nhà bếp để lấy ánh sáng xuyên suốt và giúp cho bếp thông thoáng hơn. Để ngăn chia giữa hai khu vực, các kiến trúc sư đã sử dụng những vách ngăn có thiết kế mở hoặc cầu thang để tạo sự lưu thông cho không khí.

4. Chú ý đến không gian xanh

Các thiết kế nhà ống làm văn phòng thường chú trọng đến mảng không gian xanh cho ngôi nhà giúp môi trường sống thêm thoáng mát và tăng nét thẩm mỹ. Đơn giản chỉ là những chậu cây cảnh hoặc dây leo trang trí tại ban công, hay kết hợp giếng trời với tiểu cảnh, hòn non bộ nho nhỏ là có thể tạo thành không gian thư giãn cho gia đình.

5. Yếu tố an toàn

Khác với biệt thự được xây trong khuôn viên biệt lập, nhà phố được xây dựng liền kề nhau nên việc đảm bảo an ninh cho ngôi nhà cũng là điều mà chủ nhà cần đặc biệt lưu ý. Nhằm tăng độ an toàn, chủ nhà nên sử dụng loại kính cường lực, thiết kế khung sắt bảo vệ ban công, miệng giếng trời, các cửa sổ… để tránh kẻ gian đột nhập và hạn chế rủi ro khi trong nhà có trẻ nhỏ.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề Thiết kế nhà ống làm văn phòng, xin vui lòng liên hệ Công ty Nhà của mình để được tư vấn thêm!