Nhiều người vẫn nghĩ nhà hẻm ở quận 1 ắt hẳn ở sẽ tốt như nhà mặt tiền, tuy nhiên đừng nên giữ quan điểm cũ kỹ ấy nữa khi thị trường bất động sản càng ngày càng thay đổi đến chóng mặt.
Với những người dân có thu nhập ở mức kha khá nhưng vẫn muốn tậu cho mình căn nhà ở các quận lớn để có thể phát triển kinh doanh thì lựa chọn là một phương pháp khá khôn ngoan. Tuy nhiên đó vẫn không là giải pháp an toàn nhất vì thị trường bất động sản lúc nào cũng thay đổi có khi tăng cao vùn vụt, cũng có khi chúng hạ giá đột ngột làm mọi người khóc ròng. Đừng quá lo lắng vì bạn vẫn còn những cách khắc phục sau đây, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để tránh được những rủi ro thường gặp khi mua nhà trong hẻm.
Đường hẻm là các tuyến đường phục vụ giao thông nội bộ khu vực có lộ giới nhỏ hơn 12m, phạm vi áp dụng của quyết định này bao gồm các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, Tân Bình, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận.
Cần hiểu đúng về các khái niệm hẻm
Hẻm lại được phân chia ra làm 4 loại: chính, nhánh, cụt, chung. Theo quyết định độ rộng tối thiểu của hẻm phải là 3,5m song hiện trạng tại Sài Gòn vẫn tồn tại hàng chục nghìn con hẻm cần được chỉnh trang do nhỏ hơn cả chiều rộng tối thiểu thậm chí nhiều con hẻm lòng đường chỉ vừa một xe gắn máy đi lọt.
Nếu lộ giới hẻm đang nhỏ (3,5m trở xuống) rất nhiều khả năng hẻm phải được chỉnh trang và quy hoạch lại. Trường hợp đặc biệt hơn đó là hẻm chưa được chỉnh trang mà nằm trong quy hoạch treo, chủ nhà sẽ không được sửa chữa, cơi nới, thay đổi hiện trạng đang có của nhà mình và nhiều hộ gia đình đã rất khốn khổ vị dự án quy hoạch treo này. Đó là chưa kể nhà trong hẻm thường bị cơi nới, lấn chiếm lòng hẻm, xây dựng sai phép có thể khiến công trình khó hoàn công.
Nhà ở hẻm càng nhỏ người dân phải chấp nhận với việc di chuyển vất vả, bất tiện, đó là chưa kể đến tình trạng lấn hẻm để kinh doanh, xả rác, để xe không ngăn nắp,… đặc biệt khi có những sự cố: cháy nổ, lũ lụt,… hoặc các tiệc cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp đều sẽ diễn ra một cách chật vật khó khăn.
Vì hẻm nhỏ nên việc lưu thông cũng có khá nhiều bất tiện
Những nhà đầu tư khôn ngoan có câu nói cửa miệng là thà đổ tiền vào nhà nhỏ trong hẻm to còn hơn là mua nhà trong hẻm nhỏ là vì lý do này. Nhà trong hẻm nhỏ giá thường rẻ nhưng lại phải tốn chi phí tân trang, sửa chữa liên miên vì vậy khó tránh cảnh mua dễ bán khó hoặc kéo dài thời gian thương lượng, khó chốt giao dịch.
Khi cần tiền bán nhà trong hẻm nhỏ thường bị ép giá, gặp rất nhiều trở ngại trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng do bị định giá quá thấp. Đơn cử nhà tại hẻm Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích đất 92 mét vuông, giá chỉ 4.5 tỷ, trong khi cách đó vài căn một căn nhà nằm ở ngã ba lòng đường, xe hơi ra vào được có giá lên đến gần 80 triệu đồng cho mỗi mét vuông.
Khi xây dựng, sửa chữa nhà trong hẻm nhỏ, đường cụt thường bị đội chi phí rất nhiều so với những vị trí khác do không có chỗ chứa vật tư, vận chuyển nhiều lần bị hao hụt, mất thời gian, tốn thêm nhân công.
Văn hóa nhà trong hẻm nhỏ phức tạp hơn chung cư gấp nhiều lần vì không có ban quản lý đôn đốc, nhắc nhở mà chủ yếu vận hành trên tinh thần tự giác. Tính riêng tư bị hạn chế vì lòng hẻm quá hẹp, tập trung rác thải không đúng nơi, mua bán lấn chiếm khuôn viên hẻm, nạn trộm cắp,… khá phổ biến. Điều này càng góp phần khiến nhà hẻm kém khách hơn các tài sản khác hoặc có tính thách đố cao đối với giới đầu tư.
Môi trường xã hội chỉ ở mức trung bình trở xuống
>>Xem thêm bài viết
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu