Những cách nuôi nhím kiểng để chúng luôn khỏe mạnh

Nhím kiểng Bên cạnh hamster, những chú nhím kiểng (hedgehog) đang là loài thu hút các bạn trẻ bởi sự đáng yêu của chúng. Nhím kiểng có thể vừa chơi vừa kiếm bộn tiền, nên rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để đầu tư. Tuy nhiên, cách nuôi nhím kiểng tuy không phức tạp nhưng cũng không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết nhất định và tốn kha khá chi phí. Nhím kiểng hay còn gọi là nhím gai nhà hay nhím gai lùn châu Phi là loài nhím gai được thuần hóa từ loài nhím gai hoang ...
Nhím kiểng

Bên cạnh hamster, những chú nhím kiểng (hedgehog) đang là loài thu hút các bạn trẻ bởi sự đáng yêu của chúng. Nhím kiểng có thể vừa chơi vừa kiếm bộn tiền, nên rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để đầu tư. Tuy nhiên, cách nuôi nhím kiểng tuy không phức tạp nhưng cũng không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết nhất định và tốn kha khá chi phí.

Nhím kiểng hay còn gọi là nhím gai nhà hay nhím gai lùn châu Phi là loài nhím gai được thuần hóa từ loài nhím gai hoang dã và hiện nay được nuôi trở thành một loại thú nuôi độc lạ. Chúng là loài rất thân thiện và dễ hòa đồng với các thú nuôi khác. Giá từ vài trăm có khi lên cả hàng triệu, nên không ít người đầu tư để nuôi nhím. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong cách nuôi nhím kiểng đáng lưu ý:

Nhím kiểng

Nhím kiểng
  1. Chọn mua nhím:

Độ tuổi của nhím kiểng để chọn mua phù hợp nhất là từ 1,5 đến 2 tháng tuổi. Nếu nhím nhỏ tháng hơn thì sẽ dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, lớn hơn thì khó huấn luyện chúng như ý  muốn. Một bé nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 60*30*30, nặng dao động trên dưới 100g. Khi đó, bé nhím con đã bắt đầu tập ăn và biết ăn, như vậy bạn sẽ dễ nuôi hơn là nhím sơ sinh vẫn chưa cai sữa mẹ.

Khi chọn mua nhím cảnh, chúng ta nên quan sát tổng thể, để thử xem chúng có bị dị tật ở bộ phận nào không? Cố gắng quan sát cặp mắt, nếu mắt bé chưa mở tối đa, thì chứng tỏ bé nhím ấy vẫn cần sự chăm sóc của nhím mẹ, do đó không nên mua. Đặc biệt đôi chân của bé nhím phải cứng cáp để sau này dễ hoạt động và sinh hoạt.

  1. Chế độ dinh dưỡng:

Trong môi trường tự nhiên nhím kiểng là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều thứ: sâu gạo, cào cào, dế và các loại rau quả như lê, dưa leo, táo, bí… Vì bản chất không hề kén ăn của chúng nên hầu như chủ nuôi rất dễ dàng trong việc chọn thức ăn. Tuy nhiên, khi nuôi dưỡng người ta luôn muốn bé nhím của mình có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất, nên thị trường cho ra đời thêm Meo – thức ăn tổng hợp với đầy đủ đạm, vitamin và khoáng chất.

cách nuôi nhím kiểng

Thức ăn cho nhím kiểng

Một ngày bạn có thể được chia làm 3 bữa ăn cho nhím: sáng, chiều và tối. Tốt nhất không nền để thức ăn qua ngày và liều lượng thì tùy vào chế độ dinh dưỡng của mỗi bé. Nếu bé nhím bị suy dinh dưỡng cần bổ sung đạm nhiều hơn. Nguồn nước phải lọc sạch, không nhiễm phèn, hóa chất.

  1. Chuồng nuôi:

Chuồng nuôi của nhím kiểng giống hamster, tuy nhiên về đồ chơi phụ kiện thì không nhất thiết phải cầu kỳ như thế, nhưng nhất thiết phải có máng ăn, bình nước sạch và bóng chạy cho các bé vận động. Một chuồng nhím đạt chuẩn là khi có kích thước 60cm x 30cm x 30cm (dài x rộng x cao), chất liệu kính hay mica. Cần đề chuồng ở nơi thoáng mát tự nhiên, tránh nắng và gió trực tiếp, và đặc biệt không để phòng điều hòa.

Một mẹo để khử mùi và hút ẩm trong cách nuôi nhím kiểng, bạn nên lót mùn cưa gỗ thông trong chuồng các bé. Chuồng nuôi nhím kiểng nên được lót để các bé thấy thoải mái, vật liệu lót chuồng hữu Bạn nên lót chuồng nuôi thành 2 lớp, lớp bên dưới lót bằng cát mịn, lớp trên thì lót bằng mùn cưa.

cách nuôi nhím kiểng

Chuồng nhím kiểng
  1. Vệ sinh và bảo vệ sức khỏe:

Một tiện lợi khi nuôi nhím kiểng bạn không cần phải tắm quá nhiều và dùng các loại dung dịch diệt bọ, hay sữa tắm diệt vi khuẩn, bởi bản chất chúng vốn sạch sẽ, không bốc mùi hay rụng lông. Tắm cho nhím lúc trời nắng nhất trong ngày để tránh bị cảm lạnh, 3 ngày – 1 tháng tắm 1 lần tùy theo điều kiện chăm sóc.

Nếu em nhím có dấu hiệu gãi liên tục thì có thể nhím đang bị lác hay bọ kí sinh. Với các bệnh cơ bản về da hay các loại bọ nhỏ bám trên lông thì bạn chỉ cần tắm cho bé bằng nước muối sinh lí (mua ngoài hiệu thuốc) và tráng lại bằng nước ấm. Ngoài ra đừng quên vệ sinh lại chuồng để phòng bệnh tái phát.

  1. Sinh sản:

Khoảng thời gian tốt nhất để nhím kiểng mang bầu lần đầu tiên là từ 5 tháng đến 10 tháng tuổi, đây là thời gian chín muồi để nhím sinh sản. Không nên cho nhím kiểng sinh sản sớm hơn vì các chức năng chưa hoàn thiện, muộn hơn thì ảnh hưởng không tốt cho nhím mẹ lẫn nhím con.

Nhím kiểng

Nhím kiểng

Thời gian mang thai của nhím kiểng trung bình từ 34 – 36 ngày, đôi khi có thể lên đến 45 ngày. 2 tuần trước khi sinh, bạn thêm bổ sung dinh dưỡng thêm cho nhím cái và vệ sinh sạch sẽ 3 ngày trước khi chúng “vỡ chum”. Một nhím kiểng có thể sinh từ 8-9 nhím con, con non dài khoảng 1 inch và khi mới sinh, sẽ có màng nhầy bao quanh da. Tuần đầu sau sinh, bạn hãy âm thầm quan sát nhưng đừng can thiệp vào ổ nhím. Điều đó sẽ khiến con mẹ căng thẳng phản ứng với bạn, thậm chí có vài nhím mẹ bị trầm cảm ăn cả con non.

>> Xem thêm 

Emma Vũ