1. Không bao giờ bỏ qua yếu tố pháp lý
Ai cũng biết mua nhà giấy tay bao giờ cũng rẻ hơn nhà hoàn thiện pháp lý. Tuy nhiên, đừng quá ham rẻ vì rất có thể bạn sẽ mất trắng tài sản. Tốt nhất nên mua nhà đất có sổ đỏ hoặc sổ hồng, dù số tiền bỏ ra nhiều hơn nhưng yên tâm và đảm bảo an toàn hơn. Bài học các bạn luôn phải nhớ là “pháp lý luôn rất quan trọng trong kinh doanh bất động sản”.
2. Tuyệt đối tránh mua nhà đất trong khu quy hoạch "treo"
Quy hoạch “treo” là chỉ tình trạng các quy hoạch có nội dung sử dụng đất nhưng không được triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ. Các loại quy hoạch gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến quy hoạch “treo” có thể kể đến: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chung xây dựng đô thị; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch giao thông, thuỷ lợi; quy hoạch ngành (công nghiệp, y tế, thể thao, du lịch, thương mại, nông nghiệp, quốc phòng, an ninh...)
Để các quy hoạch đã duyệt được thực hiện, cơ quan chức năng sẽ cụ thể hoá bằng các dự án, tiểu dự án. Nếu các dự án đã được giao đất triển khai chậm tiến độ hoặc không triển khai thì sẽ được coi là “dự án treo”. Nhà đất nằm trong khu quy hoạch “treo” đều không được phép xây dựng mới, không được sửa chữa và cải tạo mà phải giữ nguyên hiện trạng. Điều này khiến người mua nhà, người sở hữu nhà đất tại đây vô cùng khổ sở.
Do đó, việc kiểm tra quy hoạch là rất cần thiết khi mua bán nhà đất. Dù việc giao dịch có chậm lại đôi chút cũng không sao. Nếu phát hiện thấy nhà đất nằm trong quy hoạch “treo” thì tuyệt đối không nên đụng đến dù giá bán rất rẻ. Bởi nếu đã lỡ mua nhà nằm trong diện quy hoạch “treo”, sau này nếu sinh sống thì không được phép xây, sửa mới, nếu muốn bán cũng khó tìm được người mua. Tóm lại, tuyệt đối không nên đụng vào “quy hoạch “treo” khi mua bán, đầu tư bất động sản.
3. “Tường riêng, tường chung" và "tường mượn” là những khái niệm cần lưu ý
Trong đó, tường riêng là tốt nhất. Với những ngôi nhà có tường chung thì người xây dựng trước sẽ mất khoảng 5cm đất dọc theo tường. Như vậy cả hai bên tường sẽ là 10cm. Với những ngôi nhà có tường mượn thì trong trường hợp nhà kế bên đập nhà xây lại, gia chủ cũng buộc phải xây lại nhà vì tường không phải của nhà mình. Bài học rút ra cho người mua nhà là: tường chung, tường mượn không phải tường của mình.
4. Luôn giữ quan hệ tốt với hàng xóm
Có câu nói vui rằng: nhà khó mua nhất là nhà ông hàng xóm! Bán nhà bực nhất là bán cho hàng xóm và người thân, vì hay bị... ép giá. Vì vậy, “duy trì quan hệ với hàng xóm” là điều luôn phải nhớ trong cuộc sống.
5. Kiểm chứng thông tin thực tế
Để có được nguồn thông tin tốt nhất khi mua bán nhà, đất, không phải từ trên báo chí hay internet mà là từ chính mối quan hệ xung quanh mình. Thông tin đó có thể được lấy từ anh công an phường, bác thợ hớt tóc, cô hàng nước, cậu môi giới quen... Vì vậy, “hãy luôn cư xử đúng mực và tử tế với mọi người, cơ hội sẽ đến, rất bất ngờ”.
6. Không nhất thiết phải chọn đất nở hậu
Người xưa quan niệm rằng đất nở hậu là đất đẹp nhất. Ngày nay quan niệm này không còn hoàn toàn đúng nữa, đất đẹp nhất, dễ sinh lời nhất là đất có chiều rộng, rồi đến chiều dài đẹp chứ không nhất thiết phải là đất nở hậu. Từ thực tế này, cần nhớ bài học trong kinh doanh bất động sản, đó là: “hiểu biết cũ cần luôn được cập nhật”.
7. Xác định thời điểm kiếm lợi đầu tư bất động sản
Giá căn hộ đang giao dịch trên thị trường là 4 tỷ. Chị A. mua vào với giá 3,5 tỷ, chị B. mua với giá 3,7 tỷ. Như vậy chị A. bán ra sẽ lời hơn chị B. Rõ ràng “đầu tư bất động sản kiếm lời lúc mua chứ không phải lúc bán”.
8. So sánh với giá bất động sản lân cận
Với những ngôi nhà muốn mua mà chưa biết giá, nếu ngôi nhà kế bên cùng diện tích, cùng cấu trúc có giá 5 tỷ thì không loại trừ nhà muốn mua cũng có giá dao động xung quanh mức 5 tỷ. Khi mua nhà, trong trường hợp không biết mức giá hợp lý nhất của căn nhà thì “so sánh là phương pháp định giá tốt nhất”.
9. Đến đúng địa chỉ để hỏi thông tin
Muốn kiểm tra quy hoạch cho đất thì đến Phòng tài nguyên môi trường ở quận/huyện nơi mà nhà đất đó tọa lạc. Muốn kiểm tra tầng cao, mật độ xây dựng, khoảng lùi, hệ số sử dụng đất của dự án thì đến Phòng quản lý đô thị ở quận/huyện nơi dự án tọa lạc. Luôn nhớ, khi mua nhà, đất thì việc “hỏi đúng việc, ở đúng chỗ là rất quan trọng”.
10. Xây dựng mối quan hệ lâu dài
Việc xây dựng mối quan hệ sâu sắc với một luật sư, một công chứng viên hay một chuyên gia thị trường...là rất cần thiết khi kinh doanh bất động sản. Mỗi khi cần, bạn có thể xin ngay lời khuyên cho những vấn đề mình đang gặp. “Đừng để đến lúc cần mới xây dựng quan hệ”.
11. Chỉ mua khi thực sự phù hợp
Bạn ngắm được một căn hộ chung cư cao cấp mà còn phân vân, lưỡng lự? Giải pháp tốt nhất cho bạn là dọn đến ở thử từ 3 - 6 tháng. Nếu thấy phù hợp, thích thì mua, không vẫn còn kịp. “Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu”.
12. Trang bị kiến thức đầu tư bất động sản
Tôi có 2 người bạn là Phú và Vinh. Phú thuộc thế hệ 8X, sau 10 năm đi làm cũng lên được chức trưởng phòng một công ty lớn với mức thu nhập ngàn đô mỗi tháng. Thế nhưng, khoản dư dả vẫn không ăn thua, loay hoay mãi mà chưa mua được nhà. Trong khi đó, Vinh thuộc thế hệ 9X, cậu khởi nghiệp bằng thuê nhà cho thuê lại. Hiện giờ Vinh đã có ô tô đi, thậm chí mua được căn hộ cao cấp. Điểm khác biệt khi lập nghiệp giữa hai người là Vinh tích lũy được kiến thức đầu tư bất động sản sau khi thất bại nhiều lần còn Phú tích lũy được kiến thức chuyên môn. Từ câu chuyện này, tôi khuyên người kinh doanh bất động sản phải nhớ “kiến thức đầu tư bất động sản rất quan trọng”.
Thời đại công nghệ bất động sản đang là nghành nghề kiếm lời nhanh nhất, nên hiện nay có rất nhiều người kinh doanh bất ...
50 triệu
39 triệu
39 triệu
28 triệu
49 triệu
22 triệu
35 triệu
25 triệu
200 triệu
20 triệu